| Hotline: 0983.970.780

Sinh khối trong nông nghiệp ở Nhật Bản

Thứ Năm 30/12/2010 , 09:39 (GMT+7)

Sinh khối (Biomass) được ghép từ 2 từ là Bio – những nguồn sinh học và mass – khối lượng lớn vật chất.

Hội nghị tham quan mô hình sử lý dầu mỡ sau khi sử dụng thành dầu Biodiesel tại làng na Duang, tỉnh Udon Thani, Thái Lan

Sinh khối (Biomass) được ghép từ 2 từ là Bio – những nguồn sinh học và mass – khối lượng lớn vật chất.

Theo Bộ Nông nghiệp, Rừng và Nghề cá Nhật Bản thì Biomass có nghĩa là sự phục hồi, như là những nguồn hữu cơ đã được chuyển hóa. Biomass chính là sự tập trung carbon vào trong nó vì vậy mà Biomass góp phần làm giảm lượng CO2 trong bầu khí quyển. Các tổ chức liên minh phi lợi nhuận của các nhà khoa học (UCS) cho rằng sinh khối như là một loại pin tự nhiên để lưu trữ năng lượng mặt trời. Khi nguồn nhiên liệu này được sản xuất bền vững thì nguồn năng lượng dự trữ này được xem là vô hạn.

Chính vì vậy, tháng 12/2002, Nhật Bản đã đưa ra một chiến lược quốc gia về xúc tiến việc sử dụng nhiên liệu sinh học với tên gọi “Chiến lược sinh khối Nippon”. Chiến lược đã được thông qua trong cuộc họp nội các của Chính phủ. Chiến lược này thiết lập kế hoạch hành động để thực hiện việc sử dụng sinh khối chất thải (phân gia súc, gia cầm…), sinh khối nông nghiệp (phế phụ phẩm nông nghiệp), cây trồng năng lượng (dầu cọ, bắp…) nhằm ngăn ngừa sự nóng lên của toàn cầu và hướng tới một xã hội theo hướng tái chế.

Trong chiến lược, khái niệm thị trấn sinh khối (Biomass Town) lần đầu tiên được đưa ra. Để thực hiện chiến lược này có sự tham gia, phối hợp của Văn phòng nội các Chính phủ, các Bộ như Nông lâm ngư nghiệp, Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ, Nội vụ, Truyền thông, Kinh tế thương mại và Công nghiệp, Đất đai, Môi trường và Cơ sở hạ tầng và giao thông vận tải.

Sau hơn 3 năm thực hiện, ngày 31/3/2006, nội các chính phủ Nhật Bản đồng ý thông qua văn bản bổ sung, sửa đổi chiến lược này với nội dung khuyến khích, đẩy mạnh sử dụng năng lượng từ sinh khối phục vụ giao thông, phát triển thị trấn sinh khối với mục tiêu đạt được 300 thị trấn sinh khối vào hết năm 2010 và đẩy mạnh chích sách năng lượng sinh khối ở các nước châu Á.

Chính vì vậy, từ ngày 13-16/12/2010, Bộ Nông nghiệp, rừng và nghề cá Nhật Bản cùng với Bộ nông nghiệp và Hợp tác Thái Lan đồng tổ chức hội nghị quốc tế về: “Đẩy mạnh nhận thức thị trấn sinh khối ở các nước Đông Á”. Hội nghị được tổ chức tại Bangkok, Thái Lan. Đến dự hội nghị có các thành viên đến từ các nước như Indonesia, Laos, Cambodia, Malaysia, Myanmar, Philippinne và Việt Nam.

Theo báo cáo của Tiến sỹ Yokoyama, Chủ tịch dự án Biomass tại Nhật Bản thì đến tháng 3/2007, đã có 90 thành phố, thị trấn sinh khối với nguồn sinh khối chủ yếu là phân gia súc từ hoạt động chăn nuôi hoặc chất thải từ thức ăn được chuyển hóa thành năng lượng sinh học hoặc phân compost. Tính đến nay, tại Nhật Bản đã có 286 thị trấn sinh khối trải dài khắp đất nước. Một số thị trấn sinh khối điển hình phải kể đến đó là thị trấn KONUHE, quận Konuhe, tỉnh Iwate. Tổng diện tích của thị trấn này là 130 km2 với 7.111 người (tháng 4/2006). Đây là khu vực chăn nuôi nổi tiếng với 499 con bò sữa, 550 con bò thịt, 22.746 con heo và 3.912.441 con gà. 98,2% sinh khối phân gia súc gia cầm ở đây được xử lý làm phân compost (dạng dung dịch và phân khối), sử dụng khí sinh học…

Thị trấn sinh khối MOSEGI tọa lạc tại quận Haga, tỉnh Jochigin có diện tích 172,7km2 với 16.403 người (năm 2005) có sinh khối chất thải là 3.228 tấn/năm (phân gia súc), chất thải sinh hoạt là 500 tấn/năm, lá cây 250 tấn/năm, rơm 200 tấn/năm và mùn cưa là 250 tấn/năm. Kết quả đạt được với 99,4% sinh khối chất thải được xử lý; sử dụng tái chế phân gia súc đạt 100%; xử lý chất thải thực phẩm đạt 96%; dầu ăn, bùn thải đạt 100% và xử lý mùn cưa, cành lá tỉa là 90%. Thị trấn đã xây dựng một trung tâm tái chế MIDORI-KAN như là hạt nhân của hệ thống tiếp nhận phần lớn lượng sinh khối phát sinh để xử lý thành phân bón compost, khí sinh học, dầu ethanol phục vụ vận tải và vật liệu xây dựng.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm