| Hotline: 0983.970.780

Sinh vật giết người kinh khủng nhất thế giới

Thứ Sáu 27/04/2018 , 11:05 (GMT+7)

Trùm công nghệ lừng danh thế giới, tỷ phú Bill Gates tuần vừa rồi tuyên bố ông chưa từng thấy động vật nào giết người ghê gớm như loài muỗi.

Sát thủ số một

“Hàng triệu người đã mất mạng trong các cuộc chiến tranh xuyên suốt lịch sử. Song tôi không thể nào bị gây ấn tượng khủng khiếp hơn loài muỗi. Đó mới là sinh vật giết người đáng sợ nhất”, tỷ phú Bill Gates viết trên tài khoản mạng xã hội Twitter.

17-34-23_1
Muỗi, loài côn trùng khiến 600.000 người chết mỗi năm

Tuyên bố của Bill Gates nhận được sự tán đồng của nhiều nhà sinh vật học. Năm 2014, các nhà khoa học Anh từng nhận định: Không phải cá mập, mà muỗi và ốc sên mới chính là những sát thủ lớn nhất.

Theo thống kê của Anh, bệnh sốt rét giết chết khoảng 600.000 người mỗi năm và gây ảnh hưởng tới 200 triệu người khác. Muỗi là thủ phạm lây truyền bệnh này. Trong số 15 loài vật gây chết người, Bill Gates cho rằng muỗi khiến nhiều người chết nhất, so với tổng cộng 14 loài còn lại.

Trong khi đó, giới khoa học Anh thống kê rằng cá mập giết chết 10 người mỗi năm, sư tử là 100 người và cá sấu là 1.000 người.

Trên mạng xã hội Twitter, Bill Gates nói các số liệu thống kê do ông thu thập được, cho thấy dịch sốt rét đe dọa một nửa dân số thế giới và gây thiệt hại hàng tỷ USD do làm ảnh hưởng đến quy trình sản xuất của nhiều ngành nghề. Quỹ Bill và Melinda Gates, do nhà tỷ phú này đồng sáng lập, lâu nay tìm cách loại trừ dịch sốt rét và các bệnh truyền nhiễm do muỗi mang lại, như sốt vàng da, sốt xuất huyết và viêm màng não.

Hiện có 2.500 loài muỗi đã được định danh, sống ở hơn 100 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, ngoại trừ Nam Cực.

“Trong mùa sinh sản, muỗi là loài có số lượng đông đảo nhất trên Trái đất, ngoại trừ mối và kiến”, Bill Gates nói.

Ông trùm khai sinh ra Microsoft, cho biết: “Ở rất nhiều khu vực có dịch sốt rét, loài người phải sống sâu trong đất liền, xa nguồn nước, nơi khí hậu dễ chịu với muỗi. Điều này ảnh hưởng lớn đến các mô hình dân cư”.
 

Sán máng, bọ xít

Về khả năng mang lại cái chết đau đớn cho con người, xếp sau muỗi là ốc nước ngọt. Tính trung bình mỗi năm có khoảng 475.000 người chết trong các vụ án mạng, chiến tranh. Song sán máng, ruồi Teste gây bệnh ngủ, bệnh dại do chó cắn, cũng là thủ phạm khiến hàng nghìn người thiệt mạng.

Sán máng chui sâu vào làn da người, tiến gần tới ổ bụng để đẻ trứng. Sán máng khiến cơ thể người mang bệnh bị nôn ra máu, liệt chân, các triệu chứng giống cúm, do hệ đề kháng trong người phản ứng với trứng sán.

Nguyên nhân dẫn đến mắc sán máng, thường do điều kiện sống tệ hại, đông đúc, kém vệ sinh và thiếu nước sạch.

17-34-23_2
Ốc nước ngọt, thủ phạm lây truyền sán máng

Xếp sau sán máng là bệnh Chagas (American trypanosomiasis) do nhiễm ký sinh trùng thuộc lớp đơn bào. Y văn thế giới ghi nhận bệnh xuất hiện lần đầu ở vùng nông thôn của châu Mỹ, hầu hết ở thế kỷ XX. Tuy nhiên, ngày nay bệnh đã lan truyền đến các châu lục khác, thậm chí ở các đô thị.

Sự lây truyền ở người thường xảy ra qua phân/nước tiểu của những con bọ xít hút máu, trung gian truyền bệnh, bị nhiễm ký sinh trùng. Bọ xít hút máu thường sống trong các kẽ hở, khe nứt của các ngôi nhà ở vùng nông thôn hoặc ngoại ô.

Chúng hoạt động vào ban đêm, hút máu động vật có vú, bao gồm cả con và bài tiết phân, nước tiểu gần nơi vết cắn. Ký sinh trùng có trong phân, nước tiểu của bọ xít sẽ xâm nhập vào cơ thể người qua vết đốt, vết rạn trên da, thậm chí mắt hoặc niêm mạc miệng.

Bệnh nhân sẽ bị sốt cao từ 38-40oC, sốt không đều, kéo dài khoảng hai tuần. Kèm theo là các triệu chứng như phù mặt, chi, điển hình là phù một bên mí mắt; viêm cơ tim cấp, huyết áp hạ; gan, lách, hạch bạch huyết sưng to.

Bệnh nhân có thể tử vong từ sau 2 đến 4 tuần do bị các biến chứng trầm trọng. Nếu bệnh chuyển qua thể mạn tính, bệnh nhân có thể bị hành hạ kéo dài hàng chục năm. Bệnh có thể tái xuất hiện với những biến chứng, di chứng ở não, tim và hệ tiêu hóa.

Mỗi năm có khoảng 10.000 người thiệt mạng do nhiễm bệnh từ bọ xít hút máu, còn được gọi là bọ Ám sát, hay bọ với nụ hôn chết chóc. Nếu thoát khỏi cái chết, bệnh này có thể gây tàn tật cho người mắc phải, nếu không được điều trị kịp thời.
 

Bệnh ngủ

Ruồi Tsetse, thủ phạm từng gây kinh hoàng ở châu Phi từ vài thế kỷ trước, tới nay vẫn chưa bị tuyệt diệt. Chúng có kích cỡ từ 8 đến 17mm, hoặc có cùng kích thước với loài ruồi nhà, được phát hiện ở 36 tiểu bang thuộc Sahara, đặc biệt là các vùng trung tâm như Sudans, Congo và Angola.

17-34-23_3
Bọ xít hút máu dưới góc nhìn của kính hiển vi

Ruồi Tsetse hút máu người, lây lan ký sinh trùng đơn bào, gây chứng buồn ngủ cho nạn nhân. Bệnh nhân có thể bị các vết đỏ trên da trong vài tuần, sốt, sưng hạch bạch huyết, đau cơ, khớp, đau đầu. phun trào thành vết đỏ và trong vòng vài tuần, người đó có thể bị sốt, sưng hạch bạch huyết, đau cơ và khớp, đau đầu và khó chịu. Người bệnh cũng có thể bị nói nhảm, nhầm lẫn, co giật, khó đi lại.

Vũ khí bí mật của phát xít

Trong thế chiến II, phát xít Đức từng muốn tận dụng khả năng giết người của muỗi để biến thành vũ khí sinh học, theo Daily Mail. Năm 1942, Đức quốc xã thành lập Viện Côn trùng học, đặt dưới quyền chỉ huy của thống chế Heinrich Himmler, trùm mật vụ SS khét tiếng.

Himmler đã chỉ đạo nghiên cứu khả năng truyền nhiễm sốt rét của muỗi tại trại tập trung Dachau. Nhân vật quyền lực thứ hai của phát xít Đức cũng chỉ đạo nghiên cứu khả năng vận chuyển muỗi vào sâu trong lãnh thổ đối phương để lây lan dịch bệnh.

Năm 1944, Viện Côn trùng học của phát xít Đức từng khuyến cáo sử dụng một loại muỗi anopheles đặc biệt, để truyền bệnh sốt rét. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng nào cho thấy phát xít Đức thành công với thứ “vũ khí” này.

“Dự án là sự pha trộn kỳ quặc giữa sự hiểu biết và thiếu hiểu biết khoa học của Himmler. Một sự hoang tưởng cá nhân”, một nhà báo Đức bình luận trên tờ Süddeutsche Zeitung, sau khi bí mật về dự án của trùm SS bị phanh phui.

 

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm