| Hotline: 0983.970.780

Sợ tết

Thứ Ba 10/01/2012 , 15:00 (GMT+7)

Không khí tết đang gõ cửa từng nhà, ai cũng mong ngóng sẽ tới ngày con cháu về đoàn tụ - nhất là những gia đình có con cái đi làm ăn xa. Song, trái ngược với sự sốt sắng của các cụ là sự sợ tết của lớp trẻ.

Trong guồng quay cuồng của cuộc sống hiện đại, nhiều người trẻ chỉ mong mấy ngày nghỉ được “xả hơi” – ngủ - nghỉ đúng nghĩa. Nhưng bếp núc và cơm nước luôn chờ sẵn chị em, còn anh em thì phải “chiến đấu” với nhậu nhẹt, bù khú…

Vợ trẻ sợ tết

Tết dương lịch, tranh thủ nghỉ mấy ngày, Tú vẫn đưa con về chơi với ông bà. Mới về quê xuống, chưa kịp nghỉ ngơi cho hết mệt, chị Tú đã canh cánh lo cho cái tết âm lịch đang đến rất gần. Chị kể: Hôm trước về mẹ chồng đã hỏi bao giờ được nghỉ tết. Năm nay bà bận hai đứa cháu nên nói rằng, mọi việc đều trông vào mình.

Chị Tú là dâu cả trong một gia đình đông anh em. Cho dù làm việc ở thủ đô, cách nhà gần 40km, nhưng mọi chuyện lớn nhỏ trong nhà, vợ chồng chị phải lo toan hết. Một năm mấy cái giỗ to, rồi hội làng, họp họ, họp đồng môn… tính trung bình mỗi tháng vợ chồng chị Tú phải về quê tới đôi lần.

Năm năm về làm dâu, chị Tú sợ nhất là tết. Lệ làng nhà chồng chị, năm nào cũng mổ lợn, rồi phải tự gói bánh chưng. Một ngày ba bữa cơm, mỗi bữa nấu tới hơn 3 mâm cho đại gia đình khiến chị lúc nào cũng quay như chong chóng trong bếp. Tục nhà chồng, bữa nào mâm cơm cũng phải đủ món: Măng, miến, gà, mấy loại giò, rau, thịt, dưa góp…

Có thể mọi người đã phát ngán với những món ăn ấy, nhưng trong mâm không thể thiếu món nào. Hơn nữa, đồ ăn bữa này không hết, để lại bữa sau, nhiều khi nhìn phát ớn. “Mấy cô em dâu lúc nào cũng lem lẻm: Bác cả nấu khéo, nên bọn em chỉ phụ giúp chân tay thôi. Mang tiếng nghỉ tết nhưng thú thực chưa tết nào tôi được nghỉ”, chị Tú than thở.

Với chị Quyên (Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội), dù tết không phải quá mệt mỏi với chuyện bếp núc, bởi mẹ chồng chị cũng khá tháo vát, đảm đang, nhưng chị vẫn ngại về quê. Nhất là sau mấy ngày nghỉ tết dương lịch vừa rồi, chồng đi công tác còn hai mẹ con chị ở lại Hà Nội. “Thú vô cùng sự tự do ăn ngủ trong nhà mình. Nhà chỉ có hai mẹ con nên thích ăn gì, ăn lúc nào thì ăn, ngủ lúc nào thì ngủ. Nhất là trong cái rét thấu da và trời mưa phùn như những ngày cận tết. Thử tưởng tượng xem, bạn là chủ gia đình, nằm dài cả ngày trong chăn bông, đọc những cuốn sách mình thích, xem phim bộ, và con gái thì rúc rích bên cạnh”, chị Quyên hào hứng kể.

 Về nhà chồng, thoải mái đến đâu cũng không thể bằng nhà mình. Bạn có thể ngủ muộn hơn một chút, nhưng không thể “nướng” đến trưa – trong khi mẹ chồng lục đục chuẩn bị đồ ăn dưới bếp. “Ôi, giá như tết đừng đến”.

Chồng cũng ngán ngẩm

Không chỉ chị em sợ tết, anh em cũng ngán tết tới tận cổ. Với những nhà “ba quê” – quê nội, quê ngoại, nhà mình thì tết chính là dịp chạy sô đến mệt. Dù ăn tết ở quê nội hay quê ngoại thì Huyền vẫn cảm thấy sợ đến tết. Cô thương chồng cả năm làm việc vất vả, đến mấy ngày cuối năm lại không được nghỉ ngơi mà phải “chạy xô” chúc tết. Nếu cả nhà ăn tết nhà nội thì trước đó, chồng cô phải về quê ngoại chúc tết và ngược lại.

Để về quê vợ, Hưng phải đi mất nửa ngày đường, về đến nhà chưa kịp nghỉ ngơi thì đã đi chúc tết họ hàng, sáng hôm sau lại xuống Hà Nội để cùng gia đình về Nam Định.

Anh Tuyển lấy vợ miền núi, cũng có nghĩa là anh sẽ phải làm quen với phong tục tập quán ở quê vợ. Nhớ lại cái tết năm ngoái – tết đầu tiên về nhà vợ mà anh Tuyển xanh mặt. Là rể mới, tết đến phải đi chào khắp họ hàng. Ở đó có phong tục “hớp rượu là đầu câu chuyện”, nên tới nhà nào anh cũng “được” thưởng thức đôi ba chén rượu quý – chỉ dành cho khách quý. Thành ra, sau khi tới gần chục nhà thì anh Tuyển cũng chân nam đá chân chiêu.

Chưa kể, trong các bữa ăn, rượu là món chính của người đàn ông, vốn nhiệt tình, lại không muốn làm bố mẹ vợ mếch lòng nên anh Tuyển vô tư uống. Song sức khỏe anh sau mấy ngày tết cũng nhiệt tình… xuống dốc. Thương chồng, vợ anh chỉ biết chăm sóc, bồi bổ sức khỏe cho anh lúc nhà vắng người.

Cả năm làm ăn vất vả, có mấy ngày tết để nghỉ ngơi, trang trí lại nhà mới, tảo mộ tổ tiên, hội ngộ anh em họ hàng, mừng tuổi người già, trẻ nhỏ - đó là hồn cốt tết phải giữ. Nhưng đã đến lúc nên thay đổi, ăn tết cần nhẹ nhàng, bớt rình rang hơn.

Vợ anh Tuyển cho biết, thấy chồng say rượu tội quá, nên năm nay về quê ngoại, chị đã chuẩn bị sẵn mấy thùng bia cho chồng. “Anh ấy chỉ uống được bia nên mình đã thống nhất với ông ngoại rồi, chắc ông cũng hiểu và thông cảm cho con rể”. Anh Tuyển cười góp vui: “Trong bữa ăn, để các bác, các ông uống rượu, còn mình thì bia, hơi ngại nhưng có lẽ vẫn phải thế. Bây giờ phải tự bảo vệ cho sức khỏe của mình thôi”.

Bao giờ tết nhẹ nhàng hơn?

Trong cuộc sống hiện đại, khi mà cái ăn không còn quá quan trọng nữa, thì việc ở hầu hết các gia đình, bố mẹ và ông bà vẫn giữ nguyên phong tục ăn uống, chúc tết như ngày xưa khiến các con cái cảm thấy mệt mỏi. Người già có lý của người già, người trẻ cũng có lý của người trẻ, đôi khi nhu cầu hai bên không hợp nhau dễ nảy sinh mâu thuẫn.

Trên thực tế, mỗi năm sắp tết, nhiều người than thở “sợ tết lắm”, bởi tết đến họ không dược “vui như tết” mà phải lo toan, làm lụng đủ đường, sau tết là người bải hoải. Nhiều cặp vợ chồng trẻ ngày nay tận dụng mấy ngày nghỉ tết để đi du lịch, tham quan hay tìm cách “trốn”… quê.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm