| Hotline: 0983.970.780

"Sốc" với giá hồ tiêu

Thứ Ba 20/07/2010 , 10:45 (GMT+7)

Chỉ trong vòng 1 tháng, mỗi tấn hồ tiêu đã tăng thêm tới 25 triệu đồng và hiện đang đứng ở mức cao nhất từ trước đến nay: 80 triệu đồng/tấn…

Chỉ trong vòng 1 tháng, mỗi tấn hồ tiêu đã tăng thêm tới 25 triệu đồng và hiện đang đứng ở mức cao nhất từ trước đến nay: 80 triệu đồng/tấn…

Nếu như đầu năm 2010, giá mỗi tấn tiêu chỉ đạt 40 triệu đồng, thì đến tháng 6/2010 giá hồ tiêu đã vọt lên 55 triệu đồng/tấn khiến nông dân vui như mở cờ. Đây cũng là thời điểm hầu hết người trồng tiêu đã bán hết hàng vì nghĩ rằng giá khó có thể lên cao hơn nữa (NNVN đã phản ánh). Tuy nhiên, một “cơn lốc” về giá đã xảy ra khi trong vòng một tháng qua (từ 15/6 đến 15/7), trung bình một ngày mỗi tấn tiêu tăng thêm gần 1 triệu đồng/tấn và hiện đang gây “sốc” với mức giá kỷ lục: 80 triệu đồng/tấn tiêu đen. Riêng tiêu trắng từ đầu năm đến nay cũng tăng từ 67 triệu đồng/tấn lên thành 100 triệu đồng/tấn.

Trao đổi với NNVN, ông Đỗ Hà Nam – Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu VN (VPA) tự tin, đây là lần đầu tiên trong lịch sử VN đã điều khiển được giá hồ tiêu thế giới (?!). “Cụ thể là VN đã đưa ra giá bán và các nước phải chạy theo để điều chỉnh theo chúng ta. Đây thực sự là một hiện tượng kỳ lạ chưa từng xảy ra” – ông Nam vui mừng nói. Tại VN, sản lượng cà phê năm nay đạt khoảng 90.000 tấn, tồn kho cuối năm 2009 (chủ yếu trong hộ dân và các hộ thu gom nhỏ) ước khoảng 15.000 tấn. Như vậy tổng nguồn đạt khoảng 105.000 tấn được phân chia như sau: Tiêu thụ trong nước khoảng 5.000 tấn, bán tiểu ngạch và chuyển sang năm sau khoảng 10.000 – 15.000 tấn, số còn lại XK khoảng 85.000 – 90.000 tấn. Tính đến đầu tháng 7/2010, lượng tiêu XK của nước ta đã đạt 75.000 tấn như vậy lượng tiêu còn lại dành cho XK không nhiều, chỉ còn khoảng 15.000 tấn.

Tuy nhiên theo ông Đỗ Hà Nam, dù hồ tiêu của chúng ta còn ít nhưng nhu cầu NK của các đối tác vẫn rất nhiều. “Có lẽ những nhà NK muốn “ăn” theo chúng ta khi kỳ vọng giá sẽ còn tăng” – ông Nam nói. Một điều lạ nữa là các nước như Ấn Độ, Indonesia, Malaysia là các quốc gia sản xuất và XK hồ tiêu nhưng vừa qua lại nhập tiêu của VN để tiêu dùng trong nước và tái XK (trong quý I/2010, Ấn Độ nhập gần 2.400 tấn, Indonesia nhập 1.425 tấn, Malaysia nhập gần 500 tấn).

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm