| Hotline: 0983.970.780

Sofit 300EC - "Vua diệt cỏ"

Thứ Hai 25/11/2013 , 10:36 (GMT+7)

Sofit 300EC là sản phẩm ngừa cỏ dại đầu tiên của Syngenta có các đặc tính vượt trội như trừ cỏ tiền nảy mầm, giúp nông dân giải quyết tốt các loại cỏ nhưng lại an toàn đối với lúa sạ.

Hơn 400 nông dân các tỉnh Long An, Sóc Trăng đã hào hứng đến khu vực ấp 4, Mỹ Thạnh Đông, huyện Đức Huệ (Long An) chứng kiến mô hình lúa mẫu và tham gia ngày hội “Khỏe mạ - Sung chồi - Cho sự khởi đầu hoàn hảo” do Cty CP BVTV An Giang (AGPPS) phối hợp Cty Syngenta VN tổ chức trước khi bước vào vụ ĐX.

Làm thế nào để canh tác đúng kỹ thuật giúp chăm sóc, bảo vệ cây lúa khỏe ngay từ đầu? Đó là những quan tâm thắc mắc đầu tiên mà nông dân 2 huyện nói trên đã đặt câu hỏi với các cán bộ kỹ thuật của AGPPS và Syngenta để chuẩn bị cho vụ lúa.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia kỹ thuật, ở giai đoạn tạo tiềm năng cho năng suất, công tác chuẩn bị trước mùa vụ bao gồm khâu quản lý cỏ dại và hỗ trợ làm đất cần phải được quan tâm hàng đầu.

Trong đó, giải pháp phòng trừ cỏ dại cho lúa đóng vai trò rất quan trọng. Sản phẩm Sofit 300EC được xem là “Vua diệt cỏ” mà hiện nay AGPPS đang phân phối đến tay bà con nông dân các tỉnh ĐBSCL từ năm 1990.


Nông dân rất phấn khởi vì sử dụng “Vua diệt cỏ” Sofit hiệu quả cao

Sofit 300EC là sản phẩm ngừa cỏ dại đầu tiên của Syngenta có các đặc tính vượt trội như trừ cỏ tiền nảy mầm, giúp nông dân giải quyết tốt nhất lúa cỏ, lúa nền trong đất, cỏ đuôi phụng, lồng vực, chát lác, mác bao, xà bông… và các loại cỏ khác rất an toàn đối với lúa sạ.

Đặc biệt, an toàn cả với lúa sạ mộng, có thể phun trên nền bùn nhão hay trên nền ngập nước. Nông dân Huỳnh Minh Linh, ấp Cây Châm, xã Vĩnh Tế, TP Châu Đốc (An Giang) là một nông dân có thâm niên canh tác lúa trên 30 năm chia sẻ: “Trước đây, gia đình tôi chỉ trồng khoảng chục công ruộng nhưng phải mướn thêm lao động để nhổ cỏ bằng tay, chi phí rất tốn kém vì phải xác định đúng như câu nói “công làm là công bỏ, công nhổ cỏ là công ăn”.

Tuy nhiên, từ khi tôi bắt đầu sử dụng Sofit đến nay khiến việc làm đồng áng khỏe hơn rất nhiều, hàng ngày không phải còng lưng nhổ cỏ vất vả nữa…”.

Cũng theo ông Linh, lúc trước gia đình ông chỉ trồng khoảng 2 ha lúa nhưng cũng thấy ngán ngẩm vì cỏ ngập ruộng, nhổ miệt mài cũng không xuể. Vậy nhưng từ khi có sản phẩm Sofit trừ cỏ khiến gia đình ông mỗi vụ trồng từ 10 - 20 ha như hiện nay vẫn thấy khỏe re.

Tương tự, gia đình ông Tư Biên, ấp Xẻo Gừa, xã Mỹ Hương, huyện Mỹ Tú (Sóc Trăng) đã sử dụng Sofit qua nhiều năm cũng phấn khởi tâm sự: “Cách đây khoảng 4 năm, tôi coi chương trình khuyến nông nghe các kỹ sư hướng dẫn cách phun tóe trên nền ruộng ngập nước, 1 ngày sau tháo nước ra rồi sạ giống bình thường.



Hàng trăm nông dân đến tham quan mô hình cánh đồng lúa sử dụng sản phẩm Sofit diện cỏ hiệu quả

Thực tế tôi thấy cách làm này rất hay vì nếu áp dụng cách này sẽ tiết kiệm được nhiều công phun”.

Ông Tư Biên còn cho biết, khi tiến hành phun thử theo hướng dẫn, nhiều người dân xung quanh còn cười giễu cợt vì thấy cách làm của ông rất lạ chẳng giống ai. Vì ai cũng nghĩ khi nước lênh láng thì phun sẽ bị loãng thuốc và thuốc loang không đều, khơi nước ra sẽ mất thuốc... Tuy nhiên, thực tế cách làm này đã giúp diệt cỏ rất hiệu quả đúng như mong đợi; đồng thời công phun lại chỉ bằng một nửa so với cách truyền thống.

Nhiều nông dân ở địa phương này cũng cho hay, khi sử dụng Sofit để sạ ngầm, sau sạ từ 4 - 5 ngày rút nước ra rồi bắt đầu phun thuốc, kết quả rất tốt, ruộng sạch cỏ mà cây lúa vẫn an toàn. Cách này rất hữu hiệu trong điều kiện mưa mưa ngập, không thể tháo nước ra khỏi ruộng.

Do vậy, hiện có khoảng 50% số hộ dân trồng lúa ở Sóc Trăng đã dùng Sofit, trong đó có khoảng phân nửa là áp dụng cách phun tóe trước khi sạ.

Nhiều nông dân cũng xác nhận thực tế qua nhiều mùa vụ sử dụng Sofit không hề có hiện tượng kháng thuốc. Với nhiều cách sử dụng linh hoạt trong những điều kiện canh tác khác nhau, loại thuốc “Vua diệt cỏ” này đã thực sự tạo được niềm tin cho họ.

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm