| Hotline: 0983.970.780

"Sói biển" Mai Phụng Lưu: "Cha con tôi tiếp tục bám biển Hoàng Sa"

Thứ Tư 24/08/2011 , 08:47 (GMT+7)

Tiếp chúng tôi khi vừa chân ướt chân ráo trở về từ ngư trường biển Hoàng Sa, tâm trạng của “sói biển” Mai Phụng Lưu như vui hơn, điều này bộc lộ trên khuôn mặt rạng rỡ của anh.

Mai Phụng Lưu đang lượm trứng hải âu trên “Cù lao ông già” thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam trong phiên biển vừa rồi

Tiếp chúng tôi khi vừa chân ướt chân ráo trở về sau chuyến biển đầu tiên từ ngư trường biển Hoàng Sa trên con tàu mới sắm QNg- 11388 TS, tâm trạng của “sói biển” Mai Phụng Lưu như vui hơn, điều này bộc lộ trên khuôn mặt rạng rỡ của anh.

>> “Sói biển” trở về an toàn
>> ''Sói biển'' Mai Phụng Lưu đã ra khơi
>> Cứu lấy ''sói biển''

Khi nghe chúng tôi nhắc đến Hoàng Sa, “sói biển” Mai Phụng Lưu tâm sự: Gần một năm phải rời xa ngư trường biển Hoàng Sa, xa vùng biển của tổ tiên ông cha trong thâm tâm tôi luôn day dứt, không đêm nào tôi được ngủ ngon giấc, bởi biển Hoàng Sa như cô gái đang yêu đêm đêm hiện về như lôi cuốn và thôi thúc tôi.

 Mai Phụng Lưu bộc bạch: “Nay sắm được tàu rồi, cha con tôi lại tiếp tục đạp sóng ra khơi bám biển Hoàng Sa, nơi ấy là của tổ tiên ông bà mình, nên không thể xa rời, trên 20 năm lặn lội, đi về trên vùng biển này đã để lại trong tôi nhiều kỷ niệm buồn vui khó quên".

Hình ảnh những nấm mồ vô danh mà theo những lớp ngư dân lớn tuổi Lý Sơn cho biết thì đây là những nấm mồ của những binh phu trong Hải đội Hoàng Sa năm xưa đã anh dũng bỏ mình nơi biển cả bao la và đã được đồng đội an táng trên hòn đảo nổi có tên gọi là Cù lao ông Già. Đến hình ảnh những gốc phong ba già cỗi, xù xì vì sóng gió Hoàng Sa trên đảo Đá Lồi (đảo Phạm Quang Ảnh) luôn thôi thúc ông phải đến với Hoàng Sa.

“Sói biển” Mai Phụng Lưu cho biết, trong phiên biển vừa rồi ông đã có dịp thăm lại Cù lao ông già. Đây là một hòn đảo nổi như hàng trăm đảo nổi khác trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa với những hình ảnh rất đỗi quen thuộc. Lần đầu tiên ghé thăm Cù lao ông già vào năm 1995, thấy một ngư dân già người Trung Quốc chuyên hành nghề săn rùa biển đang một mình cặm cụi nhang khói bên những nấm mồ vô danh, ông Lưu và các bạn chài lấy làm lạ. Tuy ngôn ngữ bất đồng nhưng qua cử chỉ, ánh mắt, họ như đồng cảm và hiểu nhau hơn.

Sau những cái gật đầu xã giao, bằng nét vẽ nguệch ngoạc của lão ngư dân già trên cát, Mai Phụng Lưu và các bạn chài đi trên tàu của mình chợt hiểu ra rằng thông qua những hình nguệch ngoạc kia, lão ngư dân già như muốn nói đây là những nấm mồ của người Việt, những người chủ hòn đảo đã được chôn cất từ rất lâu, nên lão phải có trách nhiệm ngày ngày nhang khói và trông nom.

Hiểu được tâm trạng của lão ngư dân, từ đó phiên biển nào Mai Phụng Lưu cũng cho tàu ghé thăm đảo, vừa để nhang khói cho các bậc tiền nhân, vừa thăm lão ngư dân già tội nghiệp một mình còm cõi trên hòn đảo hoang. Từng gói thuốc lá, cái bánh, cái kẹo từ đất liền mang ra được ông Lưu và bạn chài của mình chia sẻ cùng lão ngư dân già.

 “Phiên biển này cha con tôi tiếp tục cho tàu thẳng tiến Hoàng Sa để vừa làm kinh tế vừa khẳng định chủ quyền của ta trên quần đảo này”, ngư dân Mai Phụng Lưu quả quyết.

Ngoài Cù lao ông già, thì một địa danh khác cũng làm “sói biển” Mai Phụng Lưu luôn day dứt không quên đó là đảo Cồn Đá Lồi hay còn gọi là đảo Phạm Quang Ảnh. Hòn đảo này mang tên một Cai đội xuất chúng trong đội Hoàng Sa Bắc Hải dưới triều nhà Nguyễn. Đây là hòn đảo nửa nổi, nửa chìm, khi nước thủy triều rút cạn thì hòn đảo được bày ra như tấm thảm cát khổng lồ, ven đảo này có vô số loài hải sản quý sinh sống.

Mỗi lần cho tàu ra đây, chỉ trong vài ngày đánh bắt, là tàu của ông Lưu đã chở nặng khẳm. Cũng trên hòn đảo này một mình ông đã phải hì hục vất vả cả ngày trời để đào cho được gốc cây phong ba duy nhất sinh sống trên đảo vận chuyển về làm kỷ niệm nơi biển Hoàng Sa.

 Những ngày này, “sói biển” Mai Phụng Lưu lại đang tất bật với công việc, hiện ông đang tranh thủ tiếp thêm nhiên liệu cho con tàu của mình để chuẩn bị ra khơi bám biển, sớm trở lại Hoàng Sa, trở lại vùng biển thân yêu nơi tổ tiên ông bà mình đã đổ bao xương máu để gìn giữ khẳng định chủ quyền, và nơi đây ông đã từng gắn bó suốt gần một phần tư thế kỷ.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bị đá đè tử vong khi đào dúi rừng

Ông Tẩn Phù Dìn ở xã Trịnh Tường (huyện Bát Xát, Lào Cai) đã bị đá đè tử vong trong khi đào bới đất để bắt dúi rừng tại khu vực rừng vầu.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm