| Hotline: 0983.970.780

Sội động thị trường gạo sạch

Thứ Năm 12/01/2017 , 08:55 (GMT+7)

Ngày Tết cận kề, trên thị trường không chỉ có các loại gạo hàng xá thông thường mà còn xuất hiện nhiều mặt hàng gạo sạch (quen gọi gạo hữu cơ) do nhu cầu người tiêu dùng đang hướng đến việc “ăn sạch” ngày một phổ biến..

Cuộc tranh tài

Tại siêu thị Co.opmart Thủ Đức, TP.HCM, chúng tôi đọc được cả chục loại “gạo sạch” đủ tên gọi được trưng trên kệ có bao bì trọng lượng 2kg và 5kg với giá bán khá cao, từ 30-40 ngàn đồng/kg. Chẳng hạn, gạo Thái Hồng giá 154.900 đồng/bao = 5kg (31 ngàn đồng/kg); Hoa Lúa 77.500 đồng/bao = 2 kg (gần 39 ngàn đồng/kg); Thơm Hương sữa 69.195 đồng/bao = 2 kg (35 ngàn đồng/kg); Nàng ngọc 81 ngàn đồng/bao = 2 kg (gần 41 ngàn đồng/kg)...

16-33-55_h1
Gạo sạch vào siêu thị với chục tên gọi khác nhau
 

Chị Kim Linh, đại diện thương mại siêu thị cho biết, qua theo dõi gần đây nhận thấy, cứ mỗi năm gạo sạch đòi hỏi cao hơn về chất lượng, mẫu mã và thương hiệu do nhu cầu người tiêu dùng khắt khe hơn, mà nguyên nhân chính là giá bán của gạo sạch cao gấp 2,5-3 lần so với gạo thông thường.

Năm nay, có nhiều doanh nghiệp mong muốn đưa gạo sạch của đơn vị vào bán tại siêu thị, tuy nhiên ở đây chỉ chọn một vài doanh nghiệp thương hiệu có uy tín, bởi gạo sạch là phải có giấy chứng nhận nguồn gốc (nơi trồng, nhà máy) và giấy đảm bảo an toàn không sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu.

Theo tìm hiểu chúng tôi, vài năm trước, chỉ có một số ít doanh nghiệp đếm trên đầu ngón tay sản xuất gạo sạch, gạo hữu cơ do khó bán, thị trường chưa ưa chuộng nhiều. Thế nhưng, hiện nay đã đến vài chục doanh nghiệp “nho nhỏ” cũng nhảy vào cuộc chơi này bằng vô số thương hiệu “gạo sạch” được quảng cáo là sản xuất theo qui trình nghe rất “kêu” như: canh tác trên nền dinh dưỡng hữu cơ, không bón phân hóa học, không xịt thuốc sâu, không dầu bóng, không chất bảo quản và không hương hóa học... nhằm lấy lòng tin người tiêu dùng.

Ngoài các thương hiệu nổi tiếng như Tập đoàn Quế Lâm, Lộc Trời, Cty Viễn Phú, VinEco (Tập đoàn Vingroup), Hoàng Gia, Thực phẩm Đông Nam Á, CP Nông nghiệp GAP, Gạo Hoa lúa, ADC... thì nay xuất hiện nhiều “tân binh” gạo sạch mới như Tâm Việt, Gia Thành, Viên Viên, Việt Sin, Hoa Lài, Hoa Lan, Tiến Thành, Long Châu, Lê Thành... có nguồn gốc từ TP.HCM, Cần Thơ, Cà Mau, Long An, Đồng Tháp.

16-33-55_h2
Đến ngày Tết, người tiêu dùng “mê” gạo sạch do đảm bảo ATTP và dùng làm quà biếu.

 

Thế nên, Tết đến là cuộc “so găng” giữa các thương hiệu gạo sạch, gạo hữu cơ của các doanh nghiệp lớn và nhỏ.
 

Thị trường hút hàng

Ông Nguyễn Thành Trung, GĐ Cty Nông sản Hữu cơ (thuộc Tập đoàn Quế Lâm) cho biết, thời gian gần đây, do người tiêu dùng bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến an toàn vệ sinh thực phẩm nên dòng gạo sạch, cao cấp được thị trường đón nhận tích cực. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp lớn xây dựng thương hiệu bằng cách tổ chức sản xuất gạo hữu cơ bài bản, trong đó xây dựng cánh đồng mẫu lớn và hoạt động theo chuỗi giá trị. Tại Tập đoàn Quế Lâm, sản phẩm gạo hữu cơ được quản lý chất lượng chặt chẽ từ khi gieo trồng, thu hoạch và chế biến trong nhà máy đạt chuẩn HACCP, đóng gói hút chân không giúp chống mối mọt, tăng tính thẩm mỹ.

“Công ty sản xuất gạo hữu cơ bằng chính nguồn phân hữu cơ Quế Lâm chất lượng cao, bên cạnh qui trình kỹ thuật sản xuất nghiêm ngặt đặt dưới sự cố vấn của một hội đồng nhà khoa học uy tín. Mỗi năm sản xuất 2 vụ ĐX và HT, mỗi vụ từ 4 tháng trở lên. Năm 2015, sản xuất 300 tấn dòng gạo hữu cơ cao cấp, giá bán bình quân 30 ngàn đồng/kg. Năm nay, sản lượng tăng lên gấp đôi, Tết này đang bung ra thị trường 40-50 tấn mà có lẽ “cháy hàng” do số lượng khách hàng đăng ký đến nay quá nhiều”, ông Trung phấn khởi nói.

16-33-55_h3
Gạo hữu cơ Quế Lâm, một thương hiệu nỗi tiếng của Tập Đoàn Quế Lâm, năm 2016 sản xuất gạo hữu cơ tăng sản lượng gấp đôi so năm 2015

 

Chúng tôi tiến hành khảo sát tại một số đại lý gạo ở TP.HCM cho thấy, trong khi gạo xá như gạo đặc sản, thơm dẻo, mềm xốp, Nàng hương, Tài nguyên, Thái Lan, Điện Biên... thông thường có giá chỉ 12-17 ngàn đồng/kg, còn giá gạo hữu cơ cao cấp lên đến 30-40 ngàn đồng nhưng vẫn bán chạy.

Chị Thanh, một tiểu thương chuyên cung cấp gạo sạch ở chợ Đầu mối Nông sản Thủ Đức nhận xét, Tết năm nay gạo sạch, gạo hữu cơ bán rất chạy, kể cả các mặt hàng của doanh nghiệp “nho nhỏ”.

“Từ hôm 10/1, tôi phân phối cho khách hàng đi 2 tỉnh Tây Ninh, Bình Phước được gần 4 tấn, cao hơn năm ngoái khoảng 30%. Nhưng đâu phải mình tôi mà cả 5,6 tiểu thương bán gạo sạch nữa đó”, chị Thanh nói.

Cũng theo chị Thanh, hầu hết các thương hiệu gạo sạch mà chị bán đều chưa có giấy chứng nhận an toàn, tuy bán giá 30 ngàn đồng/kg trở lên mà vẫn được nhiều người chấp nhận. Chị nói tiếp: “Những ngày này, người mua họ chẳng quan tâm đòi hỏi giấy tờ xuất xứ nguồn gốc gì ráo, miễn bao bì thật đẹp, trên đó ghi chữ rõ ràng là gạo hữu cơ, gạo sạch không dùng phân, thuốc là được. Trước đây, các loại sản phẩm gạo sạch của các công ty có bao bì khá đơn giản để có giá cạnh tranh, nhưng đặc biệt năm nay, nhiều nơi họ in mẫu mã bao bì rất đẹp để người mua làm quà Tết”.

“Năm 2016, Cơ quan chức năng triển khai chương trình giám sát dư lượng hóa chất trên mặt hàng gạo và đã lấy 70 mẫu tại 8 địa phương sản xuất gạo tập trung trong cả nước để phân tích. Kết quả, tuy có phát hiện một số hoạt chất thuốc (BVTV) như Chlorpyrifos, Carbendazim, Isoprothiolane, Fenobucarb… nhưng không vượt mức cho phép. Ngoài hóa chất, các mẫu gạo được phân tích cũng xác định an toàn về kim loại nặng (chì, asen, cadimi). Trong đó, 8 mẫu gạo lấy ở TP HCM đều an toàn về dư lượng thuốc BVTV” ( Nguồn: Cục Bảo vệ Thực vật)

 

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm