| Hotline: 0983.970.780

Sởi giảm, dịch bệnh khác gia tăng

Thứ Năm 22/05/2014 , 10:21 (GMT+7)

Nếu như 2 tháng trước dịch sởi là lo lắng của nhiều bà mẹ thì nay, lo lắng đó đã chuyển sang nhiều dịch khác. 

Thông tin trên do PGĐ Sở Y tế Hà Nội - Hoàng Đức Hạnh cho biết tại buổi làm việc giữa UBND thành phố Hà Nội với các địa phương về công tác phòng chống dịch bệnh chiều ngày 21/5.

tiem-chung170214853
Tiêm phòng vẫn là giải pháp hàng đầu để phòng tránh nhiều dịch bệnh ở trẻ nhỏ

Bởi từ đầu năm đến nay, trên địa bàn thành phố đã ghi nhận hơn 1.600 bệnh nhân sởi, phân bố rải rác ở 390/584 (chiếm 66,8%) xã, phường của 30 quận, huyện. Nếu như thời điểm đỉnh dịch sởi, có ngày ghi nhận tới 152 ca bệnh thì đến nay đã giảm 1/3, còn 50 bệnh nhân.

Thậm chí, số lượng bệnh nhân sởi và sốt phát ban nghi sởi điều trị tại các bệnh viện trung ương và Hà Nội trong ngày 25/4 đạt cao nhất lên tới gần 1.100 bệnh nhân, đến ngày 19/5 đã giảm 62,3%, còn 413 trường hợp. Hiện BV Nhi Trung ương còn 10 bệnh nhân, BV Bệnh Nhiệt đới trung ương còn 1 bệnh nhân nặng đang phải thở máy.

Bộ Y tế chiều ngày 21/5 cho hay, từ nay đến hết năm sẽ đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra các địa phương thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế trong công tác phòng chống dịch và chỉ rõ những địa phương làm tốt, địa phương chưa làm tốt để kịp thời có các biện pháp xử lý nghiêm theo pháp luật đối với những cơ sở có vi phạm.

Tuy nhiên, những dịch bệnh khác như tay chân miệng (TCM), sốt xuất huyết (SXH) và thuỷ đậu lại có xu hướng tăng lên. Cụ thể, từ đầu năm đến nay, thành phố ghi nhận 287 trường hợp mắc TCM, tập trung nhiều ở Phú Xuyên, Thanh Oai, Mỹ Đức và Chương Mỹ.

Còn về thuỷ đậu ghi nhận 1.207 trường hợp, tăng 36% so với cùng kỳ năm 2013, từ đầu tháng 5 đến nay ghi nhận 48 trường hợp. Sốt xuất huyết đến nay có 51 trường hợp, trong tuần ghi nhận thêm 8 ca mắc mới.

Ông Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết thêm, dù đã giảm nhưng số ca sởi nặng, biến chứng tử vong có thể gia tăng vào thời điểm “đuôi dịch”, bởi trong 2 tuần qua, đã có tình trạng nhiều bệnh nhi sau khi chữa khỏi sởi được xuất viện về nhà nhưng vẫn bị tái mắc và tử vong.

Vì vậy, theo ông Hiền, tiêm chủng vẫn là giải pháp hàng đầu để phòng chống các dịch bệnh trên trẻ em. Do đó, người dân nên đưa con em mình đi tiêm chủng định kỳ, thường xuyên, không phải cứ đến khi có dịch bệnh mới đến tiêm dẫn đến tình trạng quá tải.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc cho rằng, dịch sởi đã gần được dập tắt nhưng một số dịch bệnh khác lại gia tăng. Để khống chế và chủ động phòng chống dịch, ngành y TP tế cần nắm chắc diễn biến tình hình dịch bệnh và khi có bất thường cần báo cáo UBND TP để có những chỉ đạo kịp thời. Những nơi có diễn biến mới phát sinh, ngành y tế cần khoanh vùng, tìm hiểu nguyên nhân, có phác đồ điều trị ngay lập tức, kiên quyết không để xảy ra tử vong...

Xem thêm
'Trục xuất' khối bướu khổng lồ hơn 20 kg cho bệnh nhân

TP.HCM Mới đây, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đã phẫu thuật thành công khối u buồng trứng khổng lồ gây chèn ép nội tạng cho bệnh nhân nữ 46 tuổi.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Bảo tồn bài thuốc gia truyền Kháu Vài Lèng giúp đàn ông tăng sinh lý

Bài thuốc gia truyền Kháu Vài Lèng giúp đàn ông cải thiện sức khỏe sinh lý được Chủ nhiệm Hợp tác xã Dược liệu Nam dược Mạc Minh tâm huyết phát triển.

Bình luận mới nhất