| Hotline: 0983.970.780

Sớm phân luồng học nghề

Thứ Ba 15/04/2014 , 08:53 (GMT+7)

Luật sửa đổi lần này sẽ đổi mới chính sách nhằm thu hút người học, tạo động lực cho nhà giáo dạy nghề, khuyến khích các cơ sở dạy nghề và DN tham gia dạy nghề.

Nếu như việc lấy ý kiến cho Đề án sửa đổi chương trình, sách giáo khoa của Bộ GD-ĐT bị coi là thất bại thì Dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Dạy nghề của Bộ LĐ-TB&XH diễn ra chiều cùng ngày được phần lớn đại biểu đánh giá cao và góp ý sâu sắc.

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Phạm Thị Hải Chuyền chỉ thẳng những bất cập sau 5 năm thi hành Luật Dạy nghề. Đó là một số quy định tính khả thi chưa cao như quy định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp (DN) trong hoạt động dạy nghề còn chưa cụ thể, DN chưa thực sự là một chủ thể của hoạt động dạy nghề; chính sách đối với cơ sở dạy nghề dạy nghề tư thục còn thiếu, chưa tạo sự bình đẳng trong hoạt động dạy nghề.

Theo Luật hiện hành, kiểm định chất lượng cơ sở dạy nghề mới chỉ đánh giá, công nhận những điều kiện chung đảm bảo chất lượng của cơ sở dạy nghề.

Nhưng trên thực tế, mỗi cơ sở dạy nghề đào tạo nhiều nghề và các điều kiện để tổ chức đào tạo của từng nghề là khác nhau. Do vậy, Luật sửa đổi lần này sẽ đổi mới chính sách đối với người học nghề, nhà giáo dạy nghề, cơ sở dạy nghề và DN nhằm thu hút người học, tạo động lực cho nhà giáo dạy nghề, khuyến khích các cơ sở dạy nghề và DN tham gia dạy nghề.

Ngoài ra cũng đa dạng hóa hình thức và tổ chức đào tạo nghề, tạo điều kiện cho người học có cơ hội lựa chọn phương thức học tập phù hợp với năng lực và điều kiện cá nhân và học tập suốt đời; đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình dạy nghề, cách thức đánh giá người học; đổi mới các chuẩn đảm bảo chất lượng dạy nghề và kiểm định chất lượng dạy nghề. Đặc biệt là công nhận văn bằng, chứng chỉ nghề; đẩy mạnh đào tạo nghề theo nhu cầu của thị trường lao động…

Góp ý, ĐB Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của QH cho rằng, dự luật lần này có tạo bước đột phá cho công tác dạy nghề không? Các chính sách sửa đổi có hướng đến tạo nguồn nhân lực tay nghề cao để phục vụ cho tái cơ cấu nền kinh tế trong 10 năm tới không? Trong tổng số 112 nghề trọng điểm quốc gia mà lại có nghề bán hàng siêu thị, nghề chăm sóc sắc đẹp, giúp việc gia đình. Vậy cơ sở nào để khẳng định đây là những nghề trọng điểm quốc gia?

Theo ĐB Nguyễn Đức Hiền, Trưởng ban Dân nguyện của QH, dự thảo đủ điều kiện để trình QH đợt tới (cả về nội dung và hình thức). Tuy nhiên, để đào tạo nhân lực có tay nghề cao để hội nhập Quốc tế cần có quy định chặt chẽ hơn trong công tác đào tạo theo “cung”. Đồng thời có quy định về phương pháp sư phạm, có cơ chế cụ thể để thu hút dạy nghề có chất lượng hơn nữa.

Làm rõ những băn khoăn trên, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Phạm Thị Hải Chuyền cho hay, hiện người tốt nghiệp ĐH nếu cần biết sâu 1 nghề thì phải học thêm. Vì thế mới có hiện tượng 1 người có 2-3 bằng. Còn nguyên nhân của thừa thầy, thiếu thợ, một mình Bộ LĐ-TB&XH không giải quyết được. 

Vì vậy, trong dự luật sửa đổi lần này, Bộ LĐ-TB&XH có kiến nghị phân luồng, tạo điều kiện cho học sinh tốt nghiệp cấp 2 là có thể đi học nghề. Ngoài ra cũng kiến nghị ngân sách nhà nước dành 1 phần kinh phí cho công tác đào tạo nghề này.

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân cũng tán thành chủ trương, mục tiêu của dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Dạy nghề lần này. Tuy nhiên, Phó Chủ tịch QH e ngại, dự thảo chưa nói rõ mục tiêu cần có sự phân luồng học nghề nhằm hạn chế thực trạng lãng phí nhiều trường nghề đã được đầu tư nhưng thiếu người học bởi ai cũng muốn con em vào đại học nhưng sức học không nổi thì ép sao được. Và dự thảo sẽ thành công hơn khi giải đáp được câu hỏi: “Tại sao 72.000 cử nhân tốt nghiệp các loại trường ĐH hiện nay chưa có việc làm?”.

Kết luận, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đồng tình việc Ban soạn thảo đề án bổ sung những yêu cầu của các đại biểu để trình QH xin ý kiến vào tháng 5 tới.

Xem thêm
Tránh chồng chéo giữa quy hoạch nuôi trồng thủy sản và các ngành khác

Ông Nguyễn Minh Sơn, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ninh trả lời câu hỏi của nhà báo về tránh chồng chéo giữa quy hoạch nuôi trồng thủy sản và các ngành khác.

Sôi động mùa cá cơm

Ngư dân bãi ngang tỉnh Quảng Bình trúng đậm mùa cá cơm, cho thu nhập cả trăm triệu đồng mỗi chuyến ra khơi.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất