| Hotline: 0983.970.780

Sớm tháo gỡ bất cập cấp bù thuỷ lợi phí

Thứ Năm 01/03/2012 , 10:18 (GMT+7)

Sau 4 năm triển khai hầu hết các tỉnh đều đánh giá cao chính sách miễn giảm TLP, đáp ứng chủ trương giảm bớt một phần chi phí đóng góp của người dân...

Hội thảo đánh giá tác động miễn giảm TLP
Bộ NN- PTNT, Cơ quan phát triển Pháp (AFD) và đại diện một số tỉnh, thành vừa tổ chức hội thảo “Đánh giá tác động của Nghị định 115/2008-CP về miễn giảm thủy lợi phí (TLP), hiệu quả quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi (KTCTTL).

Năm 2008 Chính phủ ban hành Nghị định 115, quy định về miễn giảm TLP đối với nông dân được giao đất SX nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và làm muối (trong hạn mức đất được giao). Sau 4 năm triển khai hầu hết các tỉnh đều đánh giá cao chính sách miễn giảm TLP, đáp ứng chủ trương giảm bớt một phần chi phí đóng góp của người dân. Không còn tình trạng giấu diện tích trong hợp đồng tưới tiêu giữa các tổ chức quản lý, KTCTTL với các HTX...

Theo đánh giá của Trung tâm tư vấn quản lý thủy nông (PIM), miễn thủy lợi phí đã tác động giúp người dân giảm được 5- 10% chi phí SXNN, qua đó tăng thu nhập. Tại ĐBSH và ĐBSCL, việc miễn giảm TLP giúp nông dân giảm được bình quân từ 3-10% tổng chi phí SX. Mặt khác, nhờ hỗ trợ từ việc thực hiện miễn giảm TLP, nhiều đơn vị thủy nông đã có kinh phí để duy tu, sửa chữa kịp thời những công trình bị hư hỏng, xuống cấp.

Tuy nhiên nhiều đại biểu cho rằng, hiện nay mức thu TLP không phù hợp, còn nhiều bất cập, nhất là đối với lĩnh vực SXNN, nuôi trồng thủy sản và kiến nghị sớm có những thay đổi, bổ sung kịp thời. Mức TLP đang thu cố định không được điều chỉnh hàng năm gây ảnh hưởng rất lớn việc cân đối thu chi của các tổ chức, đơn vị quản lý, KTCTTL trong điều kiện lạm phát, kinh tế tài chính khủng hoảng.

Ngoài ra, việc lấy mức quy định của Nghị định 143 làm gốc tính toán, trên cơ sở đó tăng đều cho các vùng, miền, loại hình công trình để xác định mức thu quy định của nghị định 115 là không phù hợp thực tế. Với mức thu này, các vùng miền núi, Tây Nguyên sẽ gặp nhiều khó khăn do việc quản lý, KTCTTL trên diện rộng, diện tích manh mún…

Bà Nguyễn Thị Định, Giám đốc Sở NN- PTNT Tuyên Quang cho biết: Do đặc thù điều kiện địa hình nên phần lớn các công trình thuỷ lợi của Tuyên Quang có quy mô tưới nhỏ, nằm rải rác phân tán, diện tích phục vụ tưới công trình manh mún. Mức cấp bù TLP theo Nghị định 115 của Chính phủ còn thấp. Đối với công trình tưới trọng lực chỉ đủ chi cho công tác quản lý, vận hành, duy tu bảo dưỡng. Còn những công trình tưới động lực chưa thể đáp ứng được nhu cầu công tác quản lý, KTCTTL do mức chi phí điện năng cao.

Thứ trưởng Bộ NN- PTNT Đào Xuân Học: Triển khai Nghị định 115, kết quả phục vụ tưới tiêu của các CTTL được nâng lên rõ rệt. Không còn tình trạng giấu diện tích canh tác khi ký hợp đồng. Nhiều CTTL được duy tu sửa chữa, hệ thống kênh mương được tu sửa nẹo vét đã nâng cao năng lực, mở rộng diện tích tưới. Bình quân các địa phương có tổng diện tích được tưới tiêu tăng 4- 10%...

Cùng quan điểm, ông Trần Văn Thọ, PGĐ Cty TNHH MTV KTCTTL Quảng Trị kiến nghị: “Trước những biến động chóng mặt về giá cả, tiền lương, vật tư nhiên liệu hàng năm đều tăng nhưng mức Nhà nước cấp bù TLP không thay đổi, nên phần kinh phí dành cho sửa chữa công trình qua các năm ít dần, không đủ để sửa chữa. Các trạm bơm bậc 2 chỉ được cấp bù 60% mức Nghị định 115 là chưa hợp lý".

Ông Vũ Văn Thặng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi cho rằng, cơ chế chính sách miễn giảm TLP vô cùng quan trọng, tác động đến quản lý, KTCTTL. Nước ta có nhiều vùng miền khác nhau về điều kiện tự nhiên, canh tác để đưa vào một chính sách chung, hiệu quả nhất là rất khó. Lâu nay cùng cơ chế chính sách ấy, có tỉnh làm rất tốt, có tỉnh làm chưa tốt. Có Cty, HTX làm tốt, nhưng có đơn vị làm chưa tốt, cần được tìm hiểu để tháo gỡ. 

“Những khuyến nghị về bất cập của Nghị định 115, Tổng cục Thuỷ lợi tiếp thu ý kiến các địa phương. Tổng cục Thuỷ lợi sẽ tiến hành ngay hội nghị từ Đà Nẵng trở vào, sau đó sẽ tiến hành hội nghị ở các tỉnh phía Bắc nhằm khắc phục những tồn tại trong việc thực thi chính sách miễn giảm TLP”, ông Thăng cho hay.

Xem thêm
Trại cầy vòi mốc lớn nhất miền Bắc thu hàng chục tỷ mỗi năm

Gần 20 năm gắn bó với cầy vòi mốc, anh Phạm Văn Hùng ở huyện Lục Nam, Bắc Giang đang thu được hàng chục tỷ đồng mỗi năm nhờ tâm huyết với loài vật này.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất