| Hotline: 0983.970.780

Sông La trút giận

Thứ Ba 29/05/2012 , 11:03 (GMT+7)

Mấy năm nay sông La như trút cơn thỉnh nộ xuống đầu dân vô tội. Hàng trăm, hàng ngàn người dân sông đôi bờ buộc phải di dời vì sông lở.

Đoạn đường liên thôn Ninh Thái bị sạt lở hoàn toàn

Mấy năm nay sông La như trút cơn thỉnh nộ xuống đầu dân vô tội. Hàng trăm, hàng ngàn người dân sông đôi bờ buộc phải di dời vì sông lở.

>> Tan hoang Bến Hải

Sông trút giận

Chúng tôi tìm về xã Trường Sơn, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) giữa trưa hè nắng gắt. Bên bờ sông La, những cụ già, em nhỏ đang ngồi hóng mát chênh vênh dưới những rặng tre còn sót lại, họ đưa mắt nhìn theo dòng sông trôi lững lờ với nỗi lo âu thấp thỏm. Lo vì sợ trời đổ mưa, nước trên nguồn đổ về, bờ sông lại tiếp tục lở, cuộc sống người dân luôn bị đe dọa.

Cơn lũ lịch sử năm 2010 đã gây ảnh hưởng nặng nề cho hàng chục hộ dân sống bên bờ, riêng năm 2011 sông La tiếp tục khoét sâu vào đất liền hàng chục điểm trên tổng chiều dài hơn cây số của xã Trường Sơn.

Ông Nguyễn Văn Tuyến, Phó Chủ tịch UBND xã Trường Sơn, cho biết, hầu hết các điểm sạt lở trên kéo dài từ đầu xã đến cuối xã, trong đó bị nặng nhất là các thôn: Ninh Thái, Vạn Phúc Đông, Vạn Phúc Trung... Nhiều chỗ sông đã nuốt hết đường đi lại, thậm chí cổng, tường rào, cây cối vườn tược của hàng chục hộ dân sau trận mưa lớn bỗng dưng biến mất.

Cũng theo ông Tuyến, bình quân mỗi điểm sạt lở có chiều dài 500m, sâu 8m và bề mặt trên 6m gây ảnh hưởng trực tiếp cho gần 200/2100 hộ dân trong toàn xã. Nhiều hộ gia đình như hộ ông Tuần, bà Thiền, bà Tuyết... ở thôn Ninh Thái đã phải bỏ của chạy lấy người do sông sạt lở vào tận nhà; cũng có một số hộ phải xin đi nhờ ngõ của nhà hàng xóm vì sông lở cuốn hết đường đi lối lại.

Anh Lê Xuân Hợi, thôn Ninh Thái, lo lắng: "Chỉ trong một đêm hà bá đã nuốt chửng mất cái cổng và mất thêm một đoạn bờ tường của nhà tui. Giờ thì nhà tui phải xin đi nhờ sau nhà anh Sâm hàng xóm, nguy hại đến nơi rồi. Biết là ở đây rồi sẽ bị lũ cuốn trôi nhưng giờ muốn chuyển đi cũng không có chốn nương thân bởi tiền không, đất ở cũng không luôn”.

Sạt lở diễn biến nhanh đến chóng mặt đang khiến cho chính quyền địa phương cũng như người dân Trường Sơn hết sức hoang mang, lo lắng, đặc biệt là vào thời điểm mùa mưa lũ 2012 đang đến gần.

Trộm cát tác oai tác quái

Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc “giết” dần sông La chính là nạn đào bới, hút cát suốt ngày đêm của hàng chục chiếc thuyền lớn nhỏ hút lên hàng ngàn, hàng vạn mét khối cát, sỏi năm này qua năm khác. Lòng sông bị khoét sâu, đào dưới thì lở trên, đó là quy luật tất yếu.

Một cụ ông khoảng gần 90 tuổi khi gặp chúng tôi cụ chỉ tay ra mấy chiếc thuyền đang thi nhau hút cát trên sông La nói: "Các ông xem đó, sông không lở mới là điều lạ, bởi không có ngày mô, đêm mô dân Trường Sơn được yên ổn do thuyền hút cát nổ ầm ầm, người mà không chịu nổi huống chi sông?".

Ông Võ Công Hàm, Chủ tịch UBND huyện Đức Thọ, cho biết: Sau khi nhận được thông tin từ địa phương, chúng tôi đã chỉ đạo Phòng Tài nguyên - Môi trường trực tiếp kiểm tra, đo đạc khối lượng và số điểm bị sạt lở; đồng thời, động viên bà con dùng các biện pháp thủ công kè tạm thời các vị trí xung yếu phục vụ việc đi lại, sinh hoạt hàng ngày. Nhưng để đảm bảo an toàn lâu dài tính mạng và tài sản của người dân sống ven sông chúng tôi đang cần từ 50-60 tỷ đồng để gia cố các điểm sạt lở.
Để tìm rõ nguyên nhân nạn hút cát trên dòng sông La, đoạn cầu Thọ Tường thuộc xã Trường Sơn, chúng tôi đóng vai chủ thầu công trình xây dựng đi mua cát bằng chiếc thuyền ba lá thuê của một dân vạn chài. Chúng tôi trèo lên thuyền của một ông chủ "khét tiếng" trong vùng. "Cát tặc" này chừng tuổi 50, trông rất ngầu, khi chúng tôi đặt vấn đề mua cát sạch từ thuyền hút lên, không chần chừ, gã hỏi ngay: Mấy chục, mấy trăm, mấy ngàn khối tui hút cho? Nghe gã nói như đinh đóng cột mà tôi lạnh sống lưng, bởi được biết thuyền gã chỉ được hút cát trên đoạn sông từ thôn Ninh Thái, Vạn Phúc Đông, Vạn Phúc Trung chưa đầy cây số mà khối lượng cát đến mức như thế thì mới biết sông không bị lở là chuyện lạ.

Nhiều người dân ở thôn Ninh Thái cho rằng, nếu cứ để nạn khai thác cát bừa bãi dưới đáy sông như hiện nay thì chẳng mấy năm nữa cả xã Trường Sơn cũng sẽ bị sập. 

Trưởng thôn Ninh Thái Nghiêm Công Huấn cho biết: “Thôn Ninh Thái có đến 4 điểm sạt lở và một đoạn đường dài bị chia cắt đã được người dân vá víu phục vụ việc đi lại tạm thời. Nhưng với tốc độ sạt lở nhanh như hiện nay thì chẳng mấy chốc đoạn đường đã vá có nguy cơ sẽ bị cuốn trôi thêm một lần nữa. Giờ đây người dân thôn Ninh Thái chúng tôi chỉ mong các cơ quan ban ngành có một dự án đầu tư kè lại bờ sông để bảo vệ tính mạng, tài sản cho người dân mà thôi”. Ông Huấn cũng thiết tha đề nghị các cấp chính quyền cần phải có biện pháp cứng rắn để ngăn chặn, chấm dứt ngay nạn hút cát trên đoạn sông này để phần nào hạn chế được nạn lở sông.

Rời Trường Sơn, chúng tôi ngoái nhìn lại bờ sông đang bị loang lổ, người dân ở đó liệu có được bình yên khi sông La đang nổi cơn thịnh nộ? (Còn nữa)

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm