| Hotline: 0983.970.780

Sông Lô dậy sóng!

Thứ Ba 17/12/2013 , 09:51 (GMT+7)

Gần 20 ha đất sản xuất nông nghiệp thuộc xã Bình Bộ đã bị hủy hoại hoàn toàn do hoạt động khai thác cát sỏi trên sông Lô, khoảng 500 trăm hộ dân phải gánh chịu thiệt hại. Dân bức xúc khiếu kiện thành đoàn. Đốt. Bắt giữ tàu khai thác. Giang hồ mang dao kiếm đến thị uy…

Gần 20 ha đất sản xuất nông nghiệp thuộc xã Bình Bộ đã bị hủy hoại hoàn toàn do hoạt động khai thác cát sỏi trên sông Lô, khoảng 500 trăm hộ dân phải gánh chịu thiệt hại. Dân bức xúc khiếu kiện thành đoàn. Đốt. Bắt giữ tàu khai thác. Giang hồ mang dao kiếm đến thị uy…

Xã kêu cứu, huyện làm ngơ

Cuộc sống của người dân xã Bình Bộ, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ bắt đầu bị xáo trộn kể từ đầu năm 2010, khi UBND tỉnh Phú Thọ có quyết định cho Cty TNHH vận tải Bạch Hạc được phép khai thác, chế biến cát sỏi tại lưu vực Sông Lô chảy qua địa bàn hai xã Bình Bộ và Tử Đà.

Theo quyết định của tỉnh thì diện tích khai thác, chế biến mà Cty được giao sản lượng khai thác là 45.000 m3, diện tích khai thác lòng sông cũng chỉ 28 ha, giới hạn bởi các điểm tọa độ từ I đến X và phải chấp hành cắm mốc chỉ giới, phao tiêu, biển báo công khai để nhân dân, chính quyền địa phương giám sát. Nội dung quản lý trong quyết định của UBND tỉnh rất cụ thể tuy nhiên hoạt động khai thác thực tế của Cty lại buông lỏng hoàn toàn.

Nắm trong tay giấy phép khai thác, phía Cty TNHH vận tải Bạch Hạc đã cố tình phớt lờ việc cắm mốc chỉ giới, phao tiêu, biển báo… nghiễm nhiên coi cả khúc sông chảy qua địa phận hai xã là “mỏ” độc quyền. Giới hạn tàu khai thác cát sỏi chỉ được hoạt động giữa sông cách bờ trên 100 m nhưng Cty thường xuyên cho cần cẩu, tàu cuốc vào sát bờ để múc đất xả đáy.


Bờ sông sạt lở do nạn khai thác cát 

Thậm chí, tại một số địa điểm sạt lở nguy hiểm thuộc khu vực đê Tây Sơn, không được chính quyền địa phương bàn giao mốc giới nhưng Cty vẫn lén lút cho tàu vào khai thác. Chỉ trong một thời gian ngắn việc khai thác cát, sỏi dưới lòng sông đã khiến cho dòng chảy thay đổi gây sạt lở bờ sông và làm mất đi hàng chục ha đất sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của 500 hộ dân xã Bình Bộ.

Nhân dân địa phương bất bình kéo hàng trăm người lên UBND xã đề nghị chính quyền phải có biện pháp ngăn chặn. Một mặt, UBND xã Bình Bộ đã lên kế hoạch quản lý bảo vệ đất đai, tài nguyên khoáng sản trên địa bàn và thành lập riêng một Ban chỉ đạo để thực hiện, mặt khác liên tục báo cáo tình hình lên huyện. Nhưng dường như mọi nỗ lực “quản lý nhà nước” của chính quyền xã đều bị Cty làm cho vô hiệu.

Nhiều lần BCĐ của xã lập biên bản, yêu cầu Cty dừng việc khai thác sát bờ, ngoài chỉ giới cho phép nhưng đơn vị không chấp hành. Báo cáo của xã gửi lên huyện cũng không có hồi âm. Hành vi ngang ngược, coi thường pháp luật của các chủ tàu khai thác cát cứ dền dứ diễn ra, diện tích đất sạt lở ngày càng nhiều đã “khoét sâu” mâu thuẫn giữa nhân dân và Cty.

Trước sự bất lực của chính quyền địa phương, ngày 25/2/2011, đụng độ đầu tiên xảy ra tại khu vực bãi ven sông Lô, thuộc địa phận khu 12, do quá bức xúc vì phần diện tích sạt lở đã ăn sâu vào đất liền tới 28-30m, nhân dân trong xã đã ném gạch, đá lên tàu khai thác cát và xảy ra xô xát khiến 2 người bị thương phải đưa đi bệnh viện.

Nhưng có lẽ dấu hiệu bùng phát bạo lực cũng như hậu quả thương vong vẫn chưa đủ để chính quyền cấp trên “quan tâm” đúng mức nên không có một cơ quan nào đứng ra giải quyết triệt để mâu thuẫn. Cty vẫn tiếp tục đưa tàu vào bờ khai thác cát gây sạt lở. Người dân khiếu kiện ở xã không được thì tổ chức từng đoàn kéo lên huyện, lên tỉnh rồi về cả Trung ương…

Tiếng là Cty khai thác theo giấy phép của tỉnh nhưng chỉ cần đôi chút sơ hở, không thấy bóng người là các tàu lập tức lao vào bờ đào bới. Chính quyền xã phải huy động khu, xóm lập các chốt trạm đi tuần cả ngày lẫn đêm để bảo vệ đất sản xuất.

Có thể nói trong suốt ba năm 2011-2013, việc khai thác cát sỏi luôn phát sinh vấn đề, khiến cả xã Bình Bộ rối như canh hẹ.

Ngày 31/5/2012, UBND xã gửi lên huyện báo cáo số 21 về việc sạt lở đất canh tác đuôi bãi sa bồi thuộc khu 1, khu 5, khu 7, khu 9, khu 10 trong đó khu 9 bị sạt lở tới 300 m2, khu 1 sạt lở 324 m2 và khu 10 là 80 m2. Tháng 8/2012, xã tổ chức đo đạc lại từ chân đê ra sông theo từng vị trí và xác định nhiều vị trí bị sạt lở sâu tới trên 30m nhưng trong quá trình đo đạc thì ngày 19/8 xã lại bắt quả tang 4 con tàu của Cty Bạch Hạc cuốc vào phần đất canh tác của nhân dân.

UBND xã đã lập biên bản đình chỉ việc khai thác cát sỏi nhưng Cty vẫn không chấp hành. Khi có lực lượng tuần tra thì các tàu khai thác của Cty không vào, vắng lực lượng CA lại cho tàu vào cuốc. Nội dung này xã cũng đã báo cáo huyện tại ba văn bản số 41-42-43 ngày 9, 16, 20/8/2012. Đến cuối tháng 9/2012, lại thêm diện tích đất canh tác và cây ngô của dân bị sạt lở. UBND xã yêu cầu Cty lên phối hợp giải quyết nhưng Cty không hợp tác.

Ngày 5/10/2012, xã báo cáo huyện việc Cty cho cần cẩu và tàu cuốc áp sát vào bờ Bãi Xoan thuộc đê Tây Sơn, đây là khu vực nguy hiểm cần đầu tư để kè bảo vệ đê. Vụ việc cũng đồng thời được báo với Phòng TN-MT huyện, CA huyện Phù Ninh, Cảnh sát đường sông tỉnh Phú Thọ để có phương án xử lý vậy nhưng không thấy cơ quan nào phản hồi và Cty vẫn tiếp tục cho cẩu xả đáy và khai thác…

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Những công trình vá 'lỗ hổng' hệ thống thủy lợi bờ Nam Sông Hậu

Đồng bào bờ Nam Sông Hậu mong chờ âu thuyền Rạch Mọp vận hành ngăn mặn vào cuối 2024, cùng với những công trình đã được đầu tư để khép kín hệ thống thủy lợi.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Hiệu trưởng bắt học sinh đi lao động nếu không dự hội trại có thu phí

THỪA THIÊN - HUẾ Yêu cầu học sinh phải đi lao động nếu không dự hội trại là chưa khoa học, không phù hợp với mục tiêu của hoạt động giáo dục, dễ nảy sinh suy nghĩ nhạy cảm.

Bình luận mới nhất