| Hotline: 0983.970.780

Song Phượng đang mới

Thứ Hai 30/01/2012 , 09:45 (GMT+7)

Các địa phương không cần phải đi đâu để học làm NTM, mà có thể học ngay ở Hà Nội mà Song Phượng chính là một điển hình...

Song Phượng áp dụng KHKT tiến bộ trong SXNN
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Công Soái trong buổi làm việc tại xã Song Phượng gần đây có nói: Các địa phương không cần phải đi đâu để học làm NTM, mà có thể học ngay ở Hà Nội mà Song Phượng chính là một điển hình.

Trở lại Song Phượng (1 trong 3 mô hình điểm xây dựng NTM của TP Hà Nội), đi trên những con đường bê tông rộng rãi, chạy khắp làng trên, xóm dưới, chúng tôi nhận thấy một Song Phượng đang đổi khác từng ngày.

Bà Bùi Thị Sáu, Trưởng xóm cho hay, cùng với nhiều xóm khác, bà con lối xóm  hào hứng tham gia xây dựng NTM. Nhớ lại chỉ cách đây mấy tháng, đường xóm Lít còn là đường gạch cũ, rộng 2,5m, giờ đã được đổ bê tông rộng 3m- 3,5m. Để có con đường này, xã chỉ hỗ trợ 30% tiền vật liệu; còn lại bà con trong xóm bàn bạc thống nhất phương án đóng góp và thi công.

Xóm bàn bạc và quyết định mỗi hộ sẽ đóng góp 3 đến 5 triệu đồng (tùy theo chiều dài con đường chạy qua đất từng nhà), ai có điều kiện thì ủng hộ thêm tiền hoặc những chỗ đường chưa thẳng thì các hộ ven đường sẽ góp thêm chút đất. Chỉ trong một thời gian ngắn thi công, đường xóm Lít đã hoàn thành trong niềm vui hân hoan của người dân. Không chỉ có đường, các hộ dân còn làm cả cổng xóm và tôn tạo lại miếu của xóm khang trang.

Chứng kiến sự đổi thay của làng quê, ông Bùi Văn Trường, Trưởng thôn Tháp Thượng cứ tấm tắc rằng, nếu như trước đây khi Song Phượng chưa làm điểm xây dựng NTM đã là địa phương có kinh tế xã hội phát triển rồi thì từ khi được chọn làm điểm xây dựng NTM, địa phương như càng có thêm sinh khí mới. Những con đường rộng thênh thang được bê tông vững chắc; những nhà văn hóa thôn, trường học, trạm y tế được đầu tư; trong mỗi nhà dân đều có sự chỉnh trang, ngăn nắp sạch sẽ lạ kỳ.

Chủ tịch UBND xã Song Phượng Bùi Văn Đức cho hay, xã có 51 xóm, ngõ thì đến nay đã có 37 xóm ngõ được nâng cấp: Xóm nào chưa có rãnh thoát nước thì làm rãnh, có rãnh rồi thì làm nắp đậy, chưa được cứng hóa thì sẽ cứng hóa. Một số tuyến đường trục chính liên thôn còn được mở rộng từ 3-4m hiện trạng lên 7-9m, nhiều đoạn có vỉa hè, cây xanh…

Đối với các tuyến đuờng trục chính, xã đầu tư toàn bộ, chỉ kêu gọi người dân bàn giao mặt bằng những chỗ cần giải tỏa để mở rộng, còn đường của các xóm, xã chỉ hỗ trợ một phần nhỏ làm “mồi”, còn dân quyết định là chính. Chỉ trong hơn 1 năm, nhân dân trong xã đã đóng góp được 2,7 tỷ đồng để làm đường giao thông.

Nông thôn Song Phượng không chỉ đổi thay về diện mạo mà còn đổi thay cả tư duy theo hướng “con người mới”. Ông Tạ Kim Thành, Chủ tịch UBMTTQ xã cho biết, từ khi có đường xá khang trang, người dân giữ gìn đường làng ngõ xóm lúc nào cũng sạch. Vào các ngày thứ Bảy và Chủ nhật, toàn dân lại dọn vệ sinh ngõ xóm, chỉnh trang nhà ở. Đối với các nhà văn hóa thôn vừa được đầu tư xây mới, chính quyền kêu gọi người dân xã hội hóa, góp sách báo vào thư viện nhằm nâng cao “văn hóa đọc” cho nông dân, từ đó có thêm kiến thức để sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Theo ông Bùi Văn Đức, sau hơn một năm xây dựng NTM, cái được lớn nhất ở Song Phượng đó là nhận thức và trách nhiệm của người dân tăng lên rất nhiều. Chuyện cãi vã ở nông thôn giờ đã ít đi, người dân đoàn kết ngồi lại với nhau bàn bạc quyết định những công việc chung của làng xóm. Giờ Song Phượng đã đạt và cơ bản đạt 16/19 tiêu chí NTM. Nếu như hơn 1 năm trước, thu nhập bình quân đầu người của người dân chỉ đạt 12 triệu đồng thì nay đã tăng lên 17 triệu đồng; tỷ lệ lao động trong nông nghiệp trước đây là 60% thì nay chỉ còn 35%.

Chứng kiến bộ mặt nông thôn của xã ngày một khang trang, những ngôi nhà mới mọc lên ngày một nhiều và và nét rạng ngời trên gương của người dân, chúng tôi nhận thấy mô hình NTM ở Song Phượng đã và đang “cập bến”. Đó cũng là lý do vì sao Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội lại khuyên các địa phương khác các hãy về Song Phượng mà học cách làm NTM.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm