| Hotline: 0983.970.780

Sống trên cát: Keo lá liềm xứ nóng

Thứ Sáu 17/07/2015 , 06:10 (GMT+7)

Những năm qua, việc trồng keo lá liềm trên cát đã góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, mang lại thu nhập cao cho nông dân Quảng Trị./ Khoai deo đẩy đói nghèo

Nhìn từ Triệu Phong

Ông Phan Quang Giải, Phó Chủ tịch UBND huyện Triệu Phong cho biết địa phương này có gần 10 ngàn đất cát trắng ven biển, chiếm hơn 25% đất tự nhiên.

Trong nhiều năm qua, được sự hỗ trợ của Nhà nước, các tổ chức xã hội, các tổ chức phi chính phủ, huyện đã có nhiều chương trình, giải pháp phát triển kinh tế, giãn dân ra vùng cát, lập làng sinh thái, xây dựng cuộc sống lâu dài cho bà con các xã ven biển.

 Họ đã trồng rừng, góp phần cải thiện khí hậu, giữ độ ẩm, và tăng thêm thu nhập. Song bà con thường trồng cây tràm nên khó phát triển.

Trước tình hình đó, nhiều năm trước, huyện phối hợp với Trung tâm Khuyến nông- khuyến ngư tỉnh xây dựng mô hình trồng keo lá liềm trên vùng cát nội đồng ven biển. Sau hơn 1 năm triển khai trồng rừng thử nghiệm, cây keo lá liềm đã cho kết quả khả quan so với các loại cây kinh tế khác trên địa bàn. 

Ông Lê Quang Thảo là 1 trong 5 hộ tham gia dự án trồng keo lá liềm ở làng sinh thái Triệu Vân. Với diện tích 1 ha, ông được dự án cho nhận trồng 2.200 cây. Sau 1 năm trồng, chăm sóc đúng quy trình, kỹ thuật, 2.200 cây keo lá liềm của ông đã phát triển xanh tốt, đã cao gần 3m. 

Theo ông Thảo, keo lá liềm là loại cây có sức chịu hạn tốt so với các loại cây trồng khác, rất thích nghi với thổ nhưỡng vùng đất cát. Trong tương lai loại cây này sẽ trở thành cây trồng cho thu nhập khá của địa phương ở vùng cát trắng.

Ông Nguyễn Trung Hậu, GĐ Trung tâm KN- KN Quảng Trị khẳng định việc triển khai trồng cây keo lá liềm trên vùng cát hoang hóa ở Triệu Phong và các huyện đồng bằng khác trong tỉnh đã mở ra triển vọng cho loại cây kinh tế có giá trị hàng hóa cao, từ đó có thể mở rộng diện tích trồng keo lá liềm trên vùng cát trong những năm tiếp theo. 

Theo ông Hậu, với kết quả đạt được bước đầu của cây keo lá liềm cho thấy sản lượng gỗ ước tính 80 tấn/ha và thu được 80 triệu đồng/ha từ sản phẩm gỗ, lợi nhuận trên 60 triệu đồng/ha trong chu kỳ 6 năm.

Qua đó cho thấy nông dân khi trồng keo lá liềm lợi nhuận nhiều hơn keo tai tượng và keo lá tràm là 5 triệu đồng/ha/năm. Đồng thời quy trình kinh doanh được rút ngắn một nửa, đồng vốn đầu tư quay vòng nhanh hơn. 

Sẵn sàng cấp giống

Sau nhiều năm trồng rừng keo trên cát không những hạn chế độ khô hạn, cải tạo môi trường mà còn giúp nông dân có thêm thu nhập ổn định. Từ những bãi cát trắng mênh mông của vùng cát ven biển Quảng Trị nay đã được bà con trồng keo.

Đến nay, tổng diện tích rừng trồng trên cát của Quảng Trị đạt hơn 16 ngàn ha. Việc trồng rừng đã phủ xanh đất trống, cải tạo đất bạc màu, góp phần cải thiện mức sống của người dân vùng cát ven biển.

Để phục vụ chương trình phát triển keo lá liềm trên cát trắng, TS Phạm Xuân Đỉnh, GĐ Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung bộ (Viện Khoa học Lâm nghiệp VN) cho biết, trung tâm kết hợp với Viện Nghiên cứu giống & công nghệ sinh học lâm nghiệp đã xây dựng vườn giống thế hệ 1 keo lá liềm phục vụ việc trồng keo trên cát của vùng ven biển Quảng Trị.

"Vùng cát phát triển không những tạo ra sản phẩm lớn cho xã hội, tạo nhiều công ăn việc làm cho hàng vạn lao động mà còn giải quyết được nạn cát bay, cát nhảy... Người dân đã biết biến cát trắng thành tiền", ông Đồng nói.

Tại các vườn rừng của những hộ dân huyện Triệu Phong đã trồng giống cây của trung tâm đều có kết quả tốt. Cây keo lá liềm sau 5 năm trở lên cho khối lượng sinh trưởng gỗ đạt 28 m3/ha/năm, hơn nhiều các loại cây keo khác trồng trên cùng một thửa đất.

Theo ông Đỉnh, keo lá liềm có chu kỳ sinh trưởng từ 6 - 9 năm. Song chăm sóc tốt và trồng đúng quy trình kỹ thuật chỉ mất 5 năm có thể cho khai thác lấy gỗ giá trị kinh tế cao.

Loại cây này có thân thẳng, cao, vỏ màu sẫm hay nâu xám, nhiều vết nứt sâu. Rễ cây phát triển mạnh, có nhiều vi khuẩn cố định đạm cộng sinh nên có tác dụng bảo vệ và cải tạo đất rất tốt, đặc biệt là các vùng cát trắng ven biển.

Keo lá liềm có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất khác nhau kể cả đất đồi và đất cát nội đồng, đất sét khó thoát nước, đất mặn và khả năng chịu hạn tốt. Gỗ keo dùng đóng đồ gia dụng, nguyên liệu giấy, dăm, ván ép... được thị trường ưa chuộng.

Ông Đỉnh lưu ý, tại các vùng đất dốc đồi cát có thể trồng cây keo lá liềm thành hàng rào hay băng xanh để chống xói mòn, làm băng cản lửa, chắn gió để bảo vệ đất rất hữu hiệu.

Với các vùng đất cát ven biển, đặc biệt là các đồi cát nội đồng hoặc đồi cát di động, bán di động… trồng cây keo lá liềm hình thành rừng phòng hộ bảo vệ đất, điều hòa khí hậu, chống cát bay, cát nhảy, cải tạo môi trường sinh thái, tạo điều kiện thuận lợi cho canh tác nông nghiệp và đời sống dân sinh...

Trung tâm đang cung cấp giống keo lá liềm cho bà con vùng cát ven biển Quảng Trị trồng rừng kinh tế.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng cho biết vùng cát ven biển Quảng Trị có khả năng và điều kiện cải tạo thành vùng đất trồng trọt lớn, vùng chăn nuôi tập trung.

Nhờ trồng rừng keo trên cát mà đã biến vùng khí hậu sa mạc thành vùng khí hậu trong lành, ôn hòa, làm cơ sở để đưa dân ra định cư trên cát.

Xem thêm
Giá heo tăng nhờ tăng cường ngăn chặn nhập lậu

Việc các địa phương ở phía Nam tăng cường ngăn chặn heo nhập lậu đang góp phần giúp cho giá heo hơi tăng lên ở Đông Nam bộ và trên cả nước.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Hưng Yên làm sống lại các lớp học IPM

Thời gian qua, trong khi ở một số tỉnh việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) bị lơ là thì Hưng Yên đã tìm cách vực dậy.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất