| Hotline: 0983.970.780

Sử dụng bể biogas ở Thái Bình

Thứ Hai 09/02/2015 , 10:32 (GMT+7)

Mô hình sử dụng hầm biogas trong chăn nuôi ở xã Bách Thuận, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình đã phát huy hiệu quả, được xem là giải pháp tiết kiệm cho chăn nuôi, khắc phục tình trạng ô nhiễm...

Bách Thuận có phong trào chăn nuôi phát triển mạnh nhất huyện Vũ Thư. Theo thống kê, toàn xã có khoảng 20.000 con gia súc. Để giúp nông dân ứng dụng KHKT vào xử lý chất thải chăn nuôi, xã đã tổ chức tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn và hỗ trợ các hộ nuôi lợn với số lượng lớn xây dựng hầm biogas.


Hầm biogas được làm theo hình thức chôn lấp giúp giảm ô nhiễm môi trường

Phong trào sử dụng hầm biogas trong xã bắt đầu "nở rộ" vào năm 2008. Đến thời điểm hiện tại, toàn xã Bách Thuận có 777 hầm biogas, 99% số hộ chăn nuôi đã trang bị hầm.

Là hộ đi tiên phong xây lắp bể biogas, chị Nguyễn Thị Liên, xóm 8, thôn Trung Hòa chia sẻ: "Sau khi lắp đặt hầm biogas, chuồng trại trở nên sạch sẽ hơn. Nước thải ra từ hầm dùng để tưới cây và rau màu thay phân bón rất hiệu quả. Mỗi năm gia đình tiết kiệm được từ 4 - 5 triệu đồng tiền gas và điện sinh hoạt".

Ông Phan Văn Dũng, PGĐ Cty TNHH Môi trường xanh (chuyên SX, kinh doanh bể biogas từ nhựa tái chế ở Thái Bình) cho biết, để phục vụ chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi VN do Chính phủ Hà Lan tài trợ, Cty đã lắp đặt hệ thống hầm khí biogas cho 300 hộ dân ở Thái Bình. 
Mỗi hộ được hỗ trợ 1,2 triệu đ/hầm, hộ chăn nuôi theo hướng GAP được hỗ trợ 200 USD/hầm. Trong đó, xã Bách Thuận có số hộ và trang trại chăn nuôi lắp đặt hầm biogas lớn nhất.

Hộ gia đình ông Trần Hữu Trượng, thôn Chiến Thắng lắp hệ thống hầm biogas 14 m3 từ năm 2010 cho biết: "Chuồng liên tục chăn nuôi trên 10 con lợn, trước kia thường tập trung phân lợn rồi chở đi bón ruộng. Tuy nhiên, mùi hôi thối từ nguồn phân chuồng bốc lên nồng nặc, khó chịu làm ảnh hưởng tới sinh hoạt của gia đình và bà con lối xóm. Xây dựng hệ thống hầm biogas mang lại rất nhiều hiệu quả, tiết kiệm chi phí sinh hoạt và giảm ô nhiễm môi trường".

Không chỉ hộ gia đình mà các trang trại chăn nuôi đều lắp đặt hệ thống hầm biogas. Anh Nguyễn Văn Vui - một trong những chủ trang trại lớn xã Bách Thuận cho biết: "Ngay sau khi xây dựng trang trại chăn nuôi, anh đã lắp đặt hệ thống hầm biogas để xử lý chất thải.

Trang trại nhà anh có thời điểm nuôi gần 100 con lợn lái. Trung bình mỗi năm cho xuất chuồng 4 lứa lợn thịt và giống thương phẩm, thu lãi vài trăm triệu đồng nhưng không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh".

Công nghệ hầm biogas đã chứng tỏ tính ưu việt so với các công nghệ khác trong việc xử lý chất thải chăn nuôi, đem lại nguồn khí đốt vừa rẻ, vừa sạch, giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, giảm dịch bệnh, thậm chí còn góp phần giảm tải cơn khát điện ở nông thôn. Từ những lợi ích thiết thực trên, các hộ chăn nuôi ở xã Bách Thuận đều đầu tư xây hầm biogas để sử dụng.

Ông Trịnh Xuân Mạnh, Trưởng ban Thú y xã Bách Thuận cho biết: "Phát triển SX, chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường là mục tiêu quan trọng và lâu dài của địa phương. Trong thời gian qua, thú y xã thường xuyên tuyên truyền vận động các hộ lắp đặt hầm biogas để giảm ô nhiễm môi trường".

Xem thêm
Nuôi trâu, bò vỗ béo gặp khó khi giá xuống thấp

Trước tình trạng giá trâu, bò thịt giảm, các hộ nuôi vỗ béo trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh điều chỉnh giảm số lượng nuôi, có hộ thậm chí tạm dừng.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.