| Hotline: 0983.970.780

Sử dụng Phân lân nung chảy Ninh Bình - giải pháp nâng năng suất, chất lượng cà phê

Thứ Sáu 15/12/2017 , 08:10 (GMT+7)

Bằng mắt thường, vườn mô hình sử dụng phân lân nung chảy Ninh Bình và vườn đối chứng đều phát triển đảm bảo. Tuy nhiên, càng về sau, cà phê vườn mô hình sinh trưởng và phát triển tốt và đều hơn vườn đối chứng, lá dày và xanh đậm lâu.

Tỉnh Lâm Đồng hiện là địa phương có diện tích cà phê đứng thứ 2 trong cả nước, trên 157.300ha. Với cà phê vối, trung bình để có 1 tấn nhân, cây đã lấy đi theo quả 34,2kg N + 6,1kg P2O5 + 46,9kg K2O + 4,1kg MgO + 4,3kg CaO và các trung vi lượng khác.

Hiệu quả từ các vườn cà phê được chăm sóc và bón phân lân Ninh Bình

Thực tế là tại nhiều nông hộ, việc đầu tư, chăm sóc - nhất là trong khâu bón phân cho cây cà phê nhiều khi chưa khoa học, nông dân còn bón theo tập quán.

Cùng nông dân khu vực chuyên canh SX cà phê ngày một bền vững và khoa học, niên vụ 2016 - 2017, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lâm Đồng đã phối hợp cùng Cty CP Phân lân Ninh Bình thực hiện mô hình trình diễn phân lân nung chảy Ninh Bình trên vườn cà phê vối giai đoạn kinh doanh năm 2017 trên địa bàn tỉnh.

Khi tham gia xây dựng mô hình, 3 nông hộ đang canh tác cà phê ở các huyện Lâm Hà, Di Linh và TP Bảo Lộc phải hội đủ những yêu cầu cơ bản như: Canh tác cà phê vối thuần và cà phê đang trong giai đoạn kinh doanh (từ 5 - 15 năm tuổi).

Bà Tạ Thị Căn tham gia triển khai mô hình ở thôn Tân Tiến, xã Đạ Đờn, huyện Lâm Hà cho biết: Để thuận tiện cho việc triển khai mô hình, so sánh đối chứng và kết quả phản ánh đúng thực chất vườn trồng, mỗi điểm trình diễn được chia thành 2 lô: Lô 1 (rộng 5 sào) là điểm trình diễn, 5 sào còn lại dùng làm lô đối chứng.

Điểm mô hình sử dụng phân lân nung chảy Ninh Bình, phân được bón với liều lượng: 300 kg/điểm, bón phân theo tán cà phê lúc ẩm độ đất đạt khoảng 80%, đào rãnh sâu 5 - 10cm, bón xong phải vùi lấp. Lô đối chứng sử dụng phân bón theo tập quán của nông dân tại địa phương. Hai lô cà phê nói trên chỉ có bón phân là khác nhau, còn việc làm cỏ, cắt tỉa cành, tưới nước, phun thuốc BVTV… đều giống nhau, chế độ chăm sóc đồng đều như nhau.

Qua quá trình triển khai, 2 nông dân tham gia mô hình là ông Nguyễn Văn Phụng ở thôn 2, xã Đại Lào, TP Bảo Lộc và ông Trần Thiên Hoàng ở thôn 14, xã Đinh Trang Hòa, huyện Di Linh nhận định: Bằng mắt thường, vườn mô hình và vườn đối chứng đều phát triển đảm bảo. Tuy nhiên, càng về sau, cà phê vườn mô hình sinh trưởng và phát triển tốt và đều hơn vườn đối chứng, lá dày và xanh đậm lâu.

Phân lân nung chảy Ninh Bình tên quốc tế là FMP Ninh Bình. Tháng 7/2017, FMP Ninh Bình đã được cơ quan chứng nhận hữu cơ Úc chứng nhận là một sản phẩm đầu vào thích hợp cho nông nghiệp hữu cơ tại nước này.

Đặc biệt tại vườn mô hình được triển khai tại xã Đại Lào, hiện tượng thiếu magiê trước đây đã giảm đáng kể. Khi thu hái, vườn trình diễn dễ thu hái hơn vườn đối chứng, quả cà phê bóng và căng đều. Vườn mô hình được bón phân lân đã kích thích sự phát triển bộ rễ, giúp rễ ăn sâu vào trong đất và lan rộng ra xung quanh, cây hút được nhiều chất dinh dưỡng, khả năng chống chịu hạn tăng cao, ít sâu bệnh; nhất là trong giai đoạn thời tiết cực đoan mưa nhiều như hiện nay.

Về năng suất thực thu, năng suất của các vườn mô hình dao động từ 4,5 - 5 tấn nhân khô/ha. Nếu so với vườn đối chứng thì năng suất tăng không nhiều. Tuy nhiên, cây cà phê ở vườn mẫu lá xanh và dày hơn, tỷ lệ cành dự trữ rất nhiều. Vì thế, năng suất trong các niên vụ tới của vườn mẫu sẽ khả quan hơn vườn đối chứng.

Về mặt hiệu quả kinh tế: Vườn mô hình sử dụng phân lân Ninh Bình có mức lãi cao hơn đối chứng từ 11.700.000 - 19.500.000 đồng (tăng 7 - 11%).

Cà phê là loại cây trồng mang lại nguồn thu chủ lực cho nhiều nông hộ ở Lâm Đồng. Bởi vậy, theo ông Dương Như Đức, PGĐ Cty CP Phân lân Ninh Bình, kết quả của mô hình khảo nghiệm nói trên đã nhận được sự quan tâm của nhiều nông dân trồng cà phê trong tỉnh. Thông qua các đợt hội thảo được tổ chức tại một số vùng cà phê trọng điểm, Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng và Cty CP Phân lân Ninh Bình đã tạo điều kiện cho bà con đến tận vườn để thấy được hiệu quả mà các giải pháp đầu tư khoa học mang lại cho cây cà phê.

Có kết quả trên do tính năng ưu việt của Phân lân nung chảy Ninh Bình. Đó là một hợp chất dinh dưỡng, ngoài cung cấp chất dinh dưỡng lân cho cây trồng, còn cung cấp chất vôi từ 28 - 34%, chất magiê từ 16 - 20% có tác dụng khử chua, khử độc, hạ phèn cho đất.

Ngoài ra, magiê còn là chất thiết yếu tạo nên diệp lục tố của cây. Đặc biệt đối với cây cà phê Tây Nguyên, chất Silic từ 25 - 30% giúp cây trồng tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, thời tiết...

Phân lân nung chảy Ninh Bình có tính kiềm (pH >8) có tác dụng điều chỉnh độ chua, cải tạo đất; không tan trong nước mà tan hết trong môi trường chua của đất và dịch của rễ cây trồng tiết ra, nên không bị rửa trôi rất phù hợp với ruộng đất trồng cà phê Tây Nguyên.

 

Xem thêm
Giá heo nhích kích thích người nuôi tái đàn

Sau thời gian dài duy trì ở mức thấp, từ đầu năm 2024 đến nay, giá heo ở Bình Định không ngừng tăng, hiện ở mức 51.000đ/kg, người chăn nuôi hồ hởi tái đàn…

Quảng Ninh có vùng an toàn dịch bệnh cúm gia cầm đầu tiên

Tháng 1/2024, xã Quảng Tân, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh được Sở NN-PTNT cấp giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh đối với bệnh cúm gia cầm.

Mỗi hộ trồng hàng trăm ha mía vẫn khỏe re

GIA LAI Những năm gần đây, cây mía đã cho nông dân vùng Đông Gia Lai có cuộc sống đủ đầy nhờ tiền vào rủng rỉnh. Cây mía đã khẳng định vị thế trên vùng đất này.