| Hotline: 0983.970.780

Sử dụng thuốc cầu trùng trong chăn nuôi gia cầm

Thứ Tư 07/12/2016 , 13:10 (GMT+7)

Ngành chăn nuôi cung cấp nguồn thực phẩm đầy đủ dinh dưỡng, giá cả hợp lý và an toàn cho người dân. Người tiêu dùng, các nhà quản lý và các bên liên quan ngày càng quan tâm đến việc thực phẩm được sản xuất như thế nào.

Vai trò, tương lai ngành gia cầm

Ngành công nghiêp gia cầm toàn cầu đang phải đối mặt với những thách thức lớn. Việc tiêu thụ thịt gia cầm tăng trưởng nhanh hơn so với các loại thịt khác thông qua các phát minh mới trong sản xuất và tiêu thụ.

965side-3134611388
Chăn nuôi gia cầm đang phát triển mạnh mẽ nhưng cũng đứng trước những thách thức lớn
 

Bên cạnh đó, sự tăng trưởng trong tiêu thụ gia cầm được định hướng bởi:

- Khả năng chi trả: Thịt gia cầm là một nguồn đạm động vật có giá rất hợp lý và;

- Khả năng chấp nhận: Thịt gia cầm được chấp nhận rộng rãi trên khắp các nền văn hóa và tôn giáo (thịt lợn không được người theo đạo Hồi sử dụng).

Tiếp tục tiếp cận các công nghệ đã được chứng minh, cùng với sự đổi mới trong tương lai đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với ngành công nghiệp gia cầm để có thể đáp ứng được nhu cầu do việc dân số ngày càng gia tăng, những hạn chế về tài nguyên và một xã hội đa dạng.
 

Thuốc cầu trùng gốc ionophore với gia cầm

Thuốc cầu trùng gốc ionophore đóng vai trò quan trọng trong phát triển bền vững của ngành công nghiệp gia cầm và giá trị của chúng. Điều này được nhận định trong 6 lĩnh vực chính như sau:

+ Sức khỏe và quyền lợi vật nuôi

Hệ tiêu hóa của gia cầm là yếu tố quyết định hiệu suất gia cầm và nó cũng là hệ miễn dịch lớn thứ hai của gia cầm, do đó việc bảo vệ hệ tiêu hóa của gia cầm khỏi mầm bệnh là rất quan trọng để duy trì sức khỏe và quyền lợi cho vật nuôi.

Bệnh cầu trùng là một bệnh đường ruột tốn nhiều chi phí điều trị, luôn luôn tồn tại trong chăn nuôi gia cầm và thường trở thành yếu tố mở đường cho các bệnh khác. Một phát minh quan trọng để kiểm soát bệnh cầu trùng là sự khám phá ra thuốc trị cầu trùng gốc ionophore.

Ionophore đã được chứng minh là giải pháp chữa bệnh cầu trùng tốt nhất hiện nay. Sức khỏe và quyền lợi của gia cầm phụ thuộc vào việc phòng bệnh, kiểm soát bệnh hoặc điều trị bệnh. Đối với bệnh cầu trùng, việc kiểm soát bệnh trước khi các thiệt hại về sức khỏe và quyền lợi xảy ra là lựa chọn tốt nhất.

Việc loại trừ hoàn toàn bệnh cầu trùng đã được chứng minh là không thành công, do đó việc kiểm soát bệnh cầu trùng bằng ionophore vẫn là lựa chọn tốt nhất. Ionophore tạo ra sự cân bằng hợp lý giữa hệ miễn dịch của gia cầm và hiệu quả sản phẩm.

+ Nâng cao hệ số an toàn thực phẩm

Một lợi ích nữa xuất phát từ việc sử dụng ionophore là an toàn thực phẩm. Việc giảm thiểu mầm bệnh rất quan trọng trong mỗi giai đoạn của chuỗi thực phẩm, bao gồm cả quá trình sản xuất. Bộc phát bệnh cầu trùng ít hơn đồng nghĩa với việc gia cầm khỏe mạnh hơn do có cơ thể sạch sẽ hơn và giảm thiểu khả năng lây nhiễm.

Ionophore cũng đem lại quyền lợi cho động vật bao gồm ít gia cầm bị bệnh hơn khi có bệnh dịch. Gia cầm được chăm sóc theo chương trình có sử dụng ionophore sẽ được sống trong một môi trường tốt hơn, chất lượng phân chuồng tốt hơn và chất lượng không khí được cải thiện.
Các quyền lợi nêu trên được đánh giá thông qua việc gia cầm ít bị bệnh viêm bàn chân (pododermatitis) và ít bị ảnh hưởng của bệnh bỏng bàn chân. Chất lượng không khí được cải thiện trong các chuồng nuôi gia cầm sẽ giúp cải thiện điều kiện hô hấp cho cả gia cầm và người chăn nuôi.

Việc sử dụng ionophore giúp cho hệ đường ruột của gia cầm khỏe mạnh hơn. Đường ruột khỏe mạnh hơn sẽ ít có khả năng bị phá vỡ và các chất nhiễm vi khuẩn ít có khả năng gây nhiễm trên thịt gia cầm. Việc giảm vi khuẩn cũng giúp gia tăng thời hạn sử dụng của thịt gia cầm.

+ Lợi ích đối với các nhà sản xuất gia cầm

Các bệnh đường ruột thường gây tốn kém cho người chăn nuôi gia cầm. Khi không kiểm soát được bệnh cầu trùng thì chi phí do bệnh cầu trùng trung bình là 5,2 USD/con gia cầm, trong khi chi phí của bệnh viêm ruột do vi khuẩn khi có liên quan đến bùng phát bệnh cầu trùng là 5 USD/gia cầm.

Các nhà chăn nuôi gia cầm đang phải đối mặt với sự thay đổi đáng kể về chi phí đầu vào, cụ thể là thức ăn chăn nuôi và năng lượng. Để đảm bảo chăn nuôi gia cầm được phát triển bền vững và có lợi nhuận thì việc sử dụng hiệu quả các đầu vào có chi phí cao là vô cùng quan trọng.

Các nhà chăn nuôi cố gắng gia tăng trọng lượng thương phẩm nhiều nhất có thể, đồng thời giảm tối đa việc sử dụng thức ăn để đạt được trọng lượng thương phẩm mong muốn này. Ionophore giúp gia tăng hiệu suất sử dụng các chi phí đầu vào và thường cho ra tỷ lệ lợi nhuận cao.

+ Tăng cường an ninh lương thực

An ninh lương thực toàn cầu được định nghĩa là sự đảm bảo về nguồn thực phẩm với một mức giá hợp lý và là ưu tiên hàng đầu trên toàn thế giới. Việc phòng bệnh cầu trùng bằng ionophore giúp tăng cường an ninh lương thực bởi vì khi gia cầm khỏe mạnh sẽ cho ra lượng thịt thương phẩm cao hơn.

Thay vì sử dụng các chất dinh dưỡng để chống lại bệnh dịch, các gia cầm được chăm sóc theo chương trình có sử dụng ionophore sẽ dùng chất dinh dưỡng để tạo cơ, nâng cao năng suất gia cầm.

+ Tạo ra và duy trì sự phát triển bền vững

Sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp gia cầm đòi hỏi sự tập trung vào khâu sản xuất, chế biến, đóng gói, phân phối và tiêu thụ. Một lượng đáng kể các nguồn tài nguyên (thức ăn chăn nuôi, năng lượng, nước...) được sử dụng trước khi gia cầm được đưa vào hệ thống phân phối bán lẻ.

gc1134626923
Chăn nuôi gia cầm đang phát triển mạnh mẽ nhưng cũng đứng trước những thách thức lớn
 

Ionophore giúp gia tăng sản lượng lương thực trong khi sử dụng ít hơn các nguồn tài nguyên nêu trên. Trong chương trình có sử dụng ionophore, các nhà chăn nuôi cần ít thức ăn chăn nuôi hơn, ít không gian, nước và ít sử dụng năng lượng hơn để sản xuất ra khối lượng thịt tương đương.

Chất thải thực phẩm cũng là mối quan ngại đối với sự phát triển bền vững. Trong khi phần lớn các chất thải thực phẩm xảy ra sau khi sản phẩm chăn nuôi được xuất ra khỏi trang trại, 20% lượng chất thải thực phẩm toàn cầu lại xảy ra ngay tại trang trại chăn nuôi do tỷ lệ gia cầm tử vong và bị bệnh.

Nếu ionophore không được sử dụng, bệnh cầu trùng không được kiểm soát, các nhà chăn nuôi sẽ phải sử dụng thêm nhiều thức ăn chăn nuôi, không gian, năng lượng và nước để có thể sản xuất một lượng thực phẩm tương đương.

+ Các giải pháp thay thế khả thi

Khoa học tiếp tục tìm kiếm những giải pháp mới để kiểm soát bệnh cầu trùng. Đến nay, không có giải pháp thay thế nào cho ra kết quả hiệu quả và nhất quán như ionophore.

Việc phân phối và áp dụng ionophore trong sản xuất gia cầm là quan trọng và việc sử dụng đúng liều lượng tại đúng thời điểm cũng rất quan trọng. Khi không áp dụng chương trình kiểm soát, gia cầm sẽ bị bệnh và thậm chí chết do bị bệnh và quyền lợi vật nuôi bị tổn thương.

Việc đưa ionophore vào thức ăn chăn nuôi và cung cấp cho các trang trại thông qua các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại sẽ đảm bảo:

Cần sử dụng ionophore đúng liều lượng. Sử dụng có trách nhiệm đối với các sản phẩm thuốc thú y. Kiểm soát bệnh dịch hiệu quả, và giảm tối đa các nguy cơ nhiễm độc cho gia cầm.

Việc sử dụng ionophore trong chăn nuôi gia cầm là yếu tố chính để đảm bảo sức khỏe và quyền lợi cho gia cầm, đảm bảo cung cấp đủ nguồn lương thực và an toàn và đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành sản xuất gia cầm toàn cầu.

Ionophore giúp duy trì các tiêu chuẩn công nghiệp trong việc kiểm soát bệnh cầu trùng. Điều này đã được xem xét thận trọng bởi các tổ chức khoa học và các nhà thực thi pháp lý với các khuyến cáo về ionophore như sau:

- Nên tiếp tục được lưu hành trên thị trường.

- Không có những mối đe dọa nào đối với sức khỏe của con người hay kháng kháng sinh bởi ionophore thuộc nhóm sản phẩm không sử dụng làm thuốc cho người.

- Đóng vai trò quan trọng đối với ngành công nghiệp gia cầm toàn cầu.

- Được sử dụng hiệu quả nhất thông qua các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại.

 

Xem thêm
Kiểm kê khí nhà kính chi phí còn cao, quy định chưa được chi tiết

Doanh nghiệp chăn nuôi cho rằng, kiểm kê khí nhà kính là vấn đề mới, chi phí còn cao, quy định chưa chi tiết nên rất cần sự đồng hành của quản lý nhà nước.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: Đặc biệt tập trung phòng chống bệnh cúm gia cầm và dại

Chiều 12/4, Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) tổ chức Hội nghị triển khai công tác quý II lĩnh vực thú y. Thứ trưởng Phùng Đức Tiến dự và chủ trì hội nghị.

Tưới tiết kiệm: Cái khó bó cái khôn

Tưới tiết kiệm mang lại rất nhiều lợi ích mà bản thân nông dân hiểu rất rõ, tuy nhiên không phải gia đình nào cũng có điều kiện đầu tư hệ thống tưới tiết kiệm.