| Hotline: 0983.970.780

Sự thật đảo Bikini đã bị Mỹ biến thành bãi thử hạt nhân như thế nào?

Thứ Năm 10/05/2018 , 13:05 (GMT+7)

Đảo Bikini thuộc Quần đảo Marshall, quốc gia Châu Đại Dương từng được Tổ chức UNESCO Liên Hợp Quốc công nhận là Di sản văn hóa thế giới năm 2010 nhưng ít ai ngờ nó từng là bãi thử hạt nhân kinh hoàng của Mỹ cách dây trên 7 thập kỷ, và ngày nay ô nhiễm, chết chóc vẫn còn hiện diện.

Đảo Bikini ở đâu?

Bikini (Bikini Atoll hoặc Marshallese) là một đảo san hô vòng gồm 23 hòn đảo với diện tích 8,8 km² thuộc Quần đảo Marshall ở Châu Đại Dương, bao quanh một đầm phá trung tâm 594,1 km2. Tọa lạc ở cực bắc của Ralik Chain, khoảng 87 km về phía tây bắc của Ailinginae Atoll và 850 km về phía tây bắc Majuro. Trong các đảo san hô, quần đảo Bikini, Enewetak, Namu và Enidrik chỉ chiếm hơn 70% diện tích đất. Bikini và Enewetak là những hòn đảo duy nhất của vùng đảo san hô này có người sinh sống. Đảo Bikini là hòn đảo đông bắc và lớn nhất. Trước Thế chiến II, đảo được biết đến với tên gọi bằng tiếng Đức là Eschscholtz Atoll. Ngày nay, áo tắm hai mảnh Bikini được đặt theo tên theo tên gọi của hòn đảo xinh đẹp này.

Thế Chiến II kết thúc, Bikini nằm dưới sự kiểm soát của Mỹ như một phần của Lãnh thổ Ủy thác Quần đảo Thái Bình Dương cho đến khi Quần đảo Marshall tuyên bố độc lập vào năm 1986. Vào ngày 1 tháng 8 năm 2010, Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) đã công nhận Khu thử nghiệm hạt nhân trên Đảo san hô vòng Bikini là di sản thế giới cùng với 20 di sản khác.

09-52-22_1
09-52-22_1-
Đảo Bikini được UNESCO công nhận là di sản thế giới

Sở dĩ Bikini được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới là bởi, nó là chứng tích của lịch sử trong việc thử nghiệm hạt nhân. Lưu giữ những hình ảnh và những yếu tố quân sự về một khu vực thử nghiệm hạt nhân dưới nước. Hòn đảo cũng là bằng chứng xác thực về chiến tranh lạnh và sự phát triển của vũ khí hạt nhân...
 

Từ hòn đảo xinh đẹp trở thành địa danh chết chóc

Theo tờ Guardian, Anh, khi Thế chiến II bùng nổ, Mỹ bắt tay vào sản xuất bom hạt nhân, ngay lập biến đảo san hô Bikini thành nơi thử nghiệm. Trong hai thập niên 40, 50 ở thế kỷ trước Mỹ đã thả xuống Quần đảo Marshall 67 quả bom. Bắt đầu từ 1/3/1954, Mỹ đã tiến hành thử nghiệm trái bom nguyên tử có tên Castle Bravo trong khuôn khổ chiến dịch mang tên Operation Castle Bravo. Quả bom có sức công phá 15 megatonne, tức gấp hàng nghìn lần trái bom nguyên tử mà Mỹ thả xuống Hiroshima, tháng 8/1945. Chính quả bom này đã làm cho tàu đánh cá Lucky Dragon của Nhật Bản đang hoạt động cách xa bãi thử gần 100 km cũng bị vạ lây, nhiều người bị thiệt mạng vì nhiễm phóng xạ.

Thực ra thì đây không phải là lần thử bom nguyên từ đầu tiên của Mỹ tại khu vực này mà từ những năm đầu thập kỷ 40, Mỹ đã từng tiến hành các vụ thử tương tự để sản xuất ra 2 quả bom Fat Man và Little Boy ném xuống Nhật Bản trước khi Thế chiến II kết thúc. Theo các nhà khoa học thuộc chính phủ Mỹ, mục đích của vụ nổ Castle Bravo là để đánh giá hiệu quả của bom khinh khí thế hệ mới (Hydrogen bomb), kích thước nhỏ, vận chuyển bằng máy bay nhưng sức công phá cực lớn, thể san phẳng cả một thành phố.

Tuy nhiên, hệ lụy kinh khủng từ vụ thử Castle Bravo mà các nhà khoa học Mỹ chưa lường hết, sức công phá của bom thực tế mạnh hơn gấp đôi so với tính toán ban đầu, tạo ra những cơn gió mạnh trên biển thổi bụi phóng xạ lan tới các hòn đảo có người sống kề cạnh khiến cư dân không kịp trở tay. Thậm chí, tại những hòn đảo lân cận, trẻ em nhầm tưởng đám bụi mờ từ trên trời rơi xuống sau vụ nổ bom là tuyết nên đã bốc ăn nên nhiều trẻ đã chết thảm

Vụ nổ thứ hai dự kiến sẽ được tiến hành trong năm 1954 nhưng đã bị giãn tiến độ vì lý do an toàn sau khi một vụ nổ trong chuỗi thử nghiệm đã tạo ra những đợt sóng thần khủng khiếp hồi tháng 7-1946. Vụ nổ dưới đáy biển mang tên Baker đã đẩy tung lên không trung hơn 1 triệu mét khối nước biển bị nhiễm phóng xạ nặng và tạo những đợt sóng thần cao hơn 30m nhấn chìm nhiều đoàn tàu chiến của khối trục bị bắt giữ vào neo đậu gần đó.

09-52-22_2-
Hiện trường vụ thử bom Castle Bravo


Hệ lụy từ những vụ thử bom kinh hoàng của Mỹ

Theo hãng tin ABC của Australia, quân đội Mỹ đã không lường trước môi nguy hiểm từ những vụ thử hạt nhân mà họ thực hiện tại vùng biển Thái Bình Dương, khiến dân đảo Bikini phải rời xa bản quán. Khi đang sống yên lành, quân đội Nhật xuất hiện khiến cuộc sống người dân đảo Bikini bị xáo trộn. Và khi Thế chiến II kết thúc, Washington nhận ra rằng đây là nơi lý tưởng để thử hạt nhân. Thế là vào một đầu tháng 2-1946, quân đội Mỹ đã yêu cầu cư dân Bikini tản cư để giúp chấm dứt mọi cuộc chiến tranh tàn khốc, theo như tuyên truyền của chính phủ Mỹ. Đáng tiếc, hơn 70 năm sau người dân đảo Bikini vẫn không giám hồi hương vì mức độ nhiễm độc còn quá lớn. Mặc dù những vụ thử hạt nhân trên đảo Bikini chính thức được chấm dứt vào năm 1958, nhưng do môi trường bị nhiễm phóng xạ nặng nên người dân không thể hồi hương được...

09-52-22_3
09-52-22_3-
Bãi rác thải hạt hình vòm khổng lồ đang rò rỉ chất phóng xạ do nước biển trào dâng
09-52-22_3
Người dân đảo quốc Marshall xuống đường yêu cầu Mỹ bồi thường thiệt hại do phải rời khỏi quê hương và thiệt hại do ô nhiễm phóng xạ.

Theo một báo cáo do Bộ Năng lượng Mỹ (UDE) công bố năm 2013, vật liệu phóng xạ đang lơ lửng trong không khí, trong đất, và nước, đe doạ sự sống của người dân địa phương, đặc biệt là khu vực Enewetak. Bốn trong số 40 hòn đảo của Enewetak đã bị biến mất sau các cuộc thử nghiệm, để lại một miệng núi lửa rộng 2 km chỉ trong thời gian vài phút.

Theo ông Michael Gerrard, chủ tịch Viện Trái đất thuộc Đại học Columbia, New York, do mức độ ô nhiễm cao và kéo dài nên các chuỗi thực phẩm ở đây cũng bị ô nhiễm trầm trọng, đặc biệt là cá và dừa. Chính vì vậy mà UDE đã cấm xuất khẩu cá và cùi dừa từ Enewetak do sự ô nhiễm đang lan tràn, thủ phạm tạo ra nhiều loại bệnh nan y, nhất là ung thư và tiểu đường.

Theo các nhà khoa học từ Đại học Columbia, lượng phóng xạ tia gamma ở 6 hòn đảo thuộc quần đảo Marshall, bao gồm đảo Bikini, 90% phóng xạ ở Bikini do Cesium-137 và Barium-173 phân rã, có thể xác định qua việc giải phóng tia gamma mang năng lượng 662.000 eV. Lượng phóng xạ trung bình mà một người hấp thụ nếu sống trên đảo Bikini là 184 millirem mỗi năm, con số này có thể nhân lên nhiều lần và đạt mức cực kỳ nguy hiểm đối với thực phẩm như cá hoặc hoa quả.

Nhằm khắc phục hậu quả, năm 1986, một thỏa ước đã được ký giữa Mỹ và đảo quốc Marshall, trong đó Mỹ chi khoảng 150 triệu USD để tăng cường theo dõi sức khỏe và đền bù thiệt hại cho người dân. Song động thái này dường như vẫn chưa đủ, không thể bù đắp được những thiệt hại mà dân đảo Bikini phải gánh chịu từ hàng chục năm nay. Năm 2014, kỷ niệm 60 năm ngày Mỹ thử bom Castle Bravo, Tòa án Hạt nhân Quần đảo Marshall đã phán quyết số tiền hơn 2 tỷ USD yêu cầu chính phủ Mỹ bồi thường, kể cả thiệt hại con người lẫn môi trường phát sinh nhưng việc bồi thường này chỉ làm được một phần nhỏ, sau đó ngừng hẳn vì quỹ bồi thường cạn kiệt.

09-52-22_4
Người dân Yaizu, Nhật Bản xuống đường yêu cầu Mỹ bồi thường cho Kuboyama, giám đốc điều hành tàu đánh cá Lucky Dragon bị thiệt mạng vì nhiễm phóng xạ ở Bikini gây ra

(Theo Guardian/ABC- 5/2018)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm