| Hotline: 0983.970.780

Sự thật về 2 hạt ngọc lớn tại An Giang

Thứ Ba 03/08/2010 , 07:45 (GMT+7)

Hai hạt ngọc to bằng hai quả trứng gà do người giữ chùa nhặt được.

Bà Bét cầm 2 hạt ngọc.
Những ngày qua nhiều người dân khắp nơi ùn ùn kéo về chùa Phật Trùm (Tà Pol) tại ấp Sà Lôn, xã Lương Phi, huyện Tri Tôn (An Giang) để tận mắt chứng kiến hai hạt ngọc to bằng hai quả trứng gà do người giữ chùa nhặt được.

Chủ nhân của hai hạt ngọc trên là bà Noeng Bét (72 tuổi). Bà Bét cho biết, bà là cháu đời thứ 5 của Đức Phật Trùm (bà gọi là ông Sở). Trong quá trình đào bới đất để nâng mặt nền chùa, bà Bét phát hiện 2 viên ngọc này gần một cây cột chùa bằng gỗ. Theo lời bà Bét thì 2 hạt ngọc này gói trong một mảnh vải đỏ có vẽ chữ lạ (nghi ông Sở chép lại) và được đặt trong hộp gỗ rất cẩn thận. Nếu tính từ thời ông Sở của bà thì cũng ngót hơn 200 năm. Do đó, chiếc hộp gỗ đã bị mục nát và màu mực vẽ trên mảnh vải đỏ cũng bị hoen mờ. Thế nhưng cũng có người đến đây ráp lại, giải được các con chữ và hình vẽ trên đó. Khi giải xong, người này cho biết đây là ý ông Sở muốn bà xây dựng một cái viếng ở phía sau chùa.

Sau khi có được 2 hạt ngọc quý này, bà Bét luôn giữ bên mình cẩn trọng ở phòng riêng. Vào những ngày rằm lớn thì bà mang ra và trưng nơi chánh điện để mọi người đến chiêm ngưỡng. Cách đây vài tháng, Sải Cả ở một ngôi chùa thuộc xã Núi Tô bị bệnh nặng đến mượn một viên ngọc về mài ra uống và đã hết bệnh ngay sau đó. Từ đó có không ít người đổ xô về đây để tận mắt chứng kiến 2 viên ngọc quý và linh nghiệm. Bà Bét cho biết: “Sau Tết Nguyên đán 3 tháng, có một đoàn khách ở TPHCM lái xe du lịch đến đây hỏi mua lại nhưng tui không chịu bán. Tui nói đó là của ông Sở ban cho tui không dám bán đâu”. Mới đây một số Việt Kiều từ bên Úc khi biết tin đã hỗ trợ cho chùa 150 kg gạo và 900.000 đồng tiền mặt để giúp nhà chùa xây dựng một cái viếng như lời ông Sở viết lại trên miếng vải đỏ.

TS Hồ Việt Hiệp – Bí thư Huyện uỷ Tri Tôn cho biết, địa phương chưa nắm được thông tin này. Trong ngày 2/8 chúng tôi cử đoàn đến chùa Tà Pol để kiểm tra lại việc này. Nếu có sự giả dối với mục đích tạo mê tín dị đoan thì chúng tôi kiên quyết xử lí. Theo chúng tôi, cần có sự vào cuộc kịp thời của các cơ quan chức năng bằng các biện pháp nghiệp vụ để giám định thực hư về 2 viên ngọc này như lời bà Bét cho biết. Nếu đúng thì nên có biện pháp giữ gìn như báu vật, còn ngược lại thì nên thu giữ và tiêu hủy.

Cũng theo lời bà Bét, từ khi phát hiện 2 viên ngọc đã có rất nhiều người đến xin được mượn viên ngọc lăn vào người trị bệnh nhưng bà không cho. Bà Bét nói, sợ người ta lăn vào dính mồ hôi sẽ làm hoen ố nên chỉ cho lấy viên ngọc rà phía ngoài cơ thể theo kiểu lấy hơi chứ không được chạm vào người trị bệnh. Vừa dứt lời, bà Bét nắm viên ngọc ném xuống nền chùa như để chứng minh đây là ngọc thật vì ngọc không ngại gạch, đá.

Ông Nguyễn Văn Sen ở Cái Bè, Tiền Giang (67 tuổi) đang phụ tiếp chùa xây đựng cái viếng sau chùa cho biết, từ trước đến giờ ông chưa từng thấy hạt ngọc nào to như thế. Trong quá trình đào đất để làm viếng, ông và một số người còn phát hiện ra một điều hết sức lạ: Trên mặt đất tại vị trí đào viếng, hiện lên phần đầu và cánh một con phụng màu trắng rất đẹp (đất màu đen). Khi chúng tôi ngỏ ý muốn được xem thử thì ông Sen nói: Hơi tiếc là do quá trình thi công, người ta đã dẫm đạp làm mất hết dấu vết rồi. Liền sau đó có một chị cũng là người phụ giúp cho chùa cải lại với ông Sen khi cho rằng ông Sen nhìn sai rồi, không phải là con Phụng mà là con hạt. Theo lí giải của chị này thì nếu Phụng thì cổ ngắn, cánh to, khi bay thì uốn lượn nên phần đuôi ngoẻo ra và cong về phía trước. Còn hình linh vật mà chị nhìn thấy là con hạt cổ cao và thẳng đứng. Nhìn thật kĩ, tựa như con hạc trong thế bay ngang qua vách núi rất đẹp.

Xem thêm
Công đoàn NN-PTNT Việt Nam phát động Tháng Công nhân và an toàn lao động

Sáng 24/4, tại Công đoàn NN-PTNT Việt Nam tổ chức phát động 'Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024'.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.