| Hotline: 0983.970.780

Sửa đổi Luật Giao thông đường thủy nội địa: Nhiều quy định khó áp dụng

Thứ Năm 22/05/2014 , 10:04 (GMT+7)

Hôm qua (21/5), ngày thứ hai của kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII đã dành nhiều thời gian để các đại biểu (ĐB) thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều  Luật giao thông đường thủy nội địa (GTĐTNĐ). Đây là dự thảo luật đầu tiên được đưa ra bàn thảo trong kỳ họp này.

Trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của QH Phan Xuân Dũng cho biết, có hai loại ý kiến quan tâm đến việc mở rộng loại phương tiện được miễn đăng ký.

Loại ý kiến thứ nhất đề nghị không mở rộng loại phương tiện được miễn đăng ký so với Luật GTĐTNĐ năm 2004. Loại ý kiến thứ hai đồng tình với việc mở rộng diện miễn đăng ký phương tiện như Dự thảo Luật (khoản 3 Điều 24) vì phù hợp với điều kiện thực tế, đặc biệt là đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, sau khi xem xét, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu loại ý kiến thứ nhất.

ĐB Nguyễn Thanh Bình (Vĩnh Long) cho rằng, Việt Nam còn rất nhiều nơi có đò dọc, đò ngang, đồng nghĩa với vi phạm Luật GTĐTNĐ cũng ngày càng tăng cao. Vì vậy, ĐB Bình đề nghị phân cấp đối với các phương tiện trọng tải từ 1-5 tấn sẽ do cấp xã, huyện cấp phép. Đồng thời nên mở rộng độ tuổi đối tượng được đăng ký lái phương tiện đường thủy.

Ở góc độ khác, ĐB Trương Minh Hoàng (Cà Mau) cho rằng, việc quy định xây dựng bến dân sinh phải có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước là chưa phù hợp với thực tiễn.

ĐB Hoàng dẫn chứng: Cà Mau phần lớn bà con sống ở vùng biển, mỗi một gia đình có một bến dân sinh, trong khi Luật quy định bến dân sinh phải được cấp phép thì vô tình đã làm “khó” cho người dân và cơ quan chức năng trong quá trình quản lý. “Nếu quy định mà không thực hiện được thì không nên quy định trong Luật” - ĐB Hoàng nói.

Đến từ Quảng Bình, ĐB Nguyễn Ngọc Phương chỉ ra những bất cập đang tồn tại trên mặt nước trong thời gian qua.

Đó là một số nhà hàng nổi gặp tai nạn nên cần phải đăng kiểm đối với đối tượng này. Bên cạnh đó, hiện nay hoạt động của thuyền du lịch loại nhỏ (thuyền bo bo) phát triển rất tự do và hoạt động rất nhiều trên mặt biển, mặt sông.

Nhiều gia đình, cá nhân tự mua thuyền bo bo về kinh doanh, thường xuyên chạy với tốc độ rất nhanh và có thể gây nguy hiểm nên đề nghị đưa vào luật quy định để quản lý loại phương tiện này.

ĐB Phương và ĐB Trần Dương Tuấn (Bến Tre) cùng chung đề nghị Luật phải siết chặt hoạt động nhà hàng nổi, thuyền du lịch nhỏ. Đồng thời, cần quy định thêm các chế tài chặt chẽ cho quy định đăng ký, đăng kiểm, đặc biệt là đối với các loại phương tiện đan xen các chức năng vận chuyển.

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Nhãn, vải ra hoa ít, ong nuôi ‘đói’ mật, nông dân thất thu

Vụ mật ong xuân năm nay chỉ có 40% số hộ nuôi ong mật nội rừng ở Kinh Môn (Hải Dương) thu được mật, sản lượng giảm so với vụ xuân trước.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Giông lốc gây thiệt hại tài sản, hoa màu của người dân Si Ma Cai

Lào Cai Giông lốc, mưa lớn gây ảnh hưởng đến mùa màng của người dân trên địa bàn huyện Si Ma Cai và huyện Mường Khương.

Bình luận mới nhất