| Hotline: 0983.970.780

Sức mạnh tổng hợp của Cam Lộ

Thứ Ba 01/10/2013 , 09:50 (GMT+7)

Sau gần 3 năm xây dựng NTM, huyện Cam Lộ của tỉnh Quảng Trị đạt được nhiều kết quả mà các địa phương khác đang mơ ước.

Sau gần 3 năm xây dựng NTM, huyện Cam Lộ của tỉnh Quảng Trị đạt được nhiều kết quả mà các địa phương khác đang mơ ước.

Từ trong lòng dân

QL9 và QL1 A đi qua huyện Cam Lộ tạo ra trục giao thông huyết mạch vô cùng quan trọng cho việc hình thành nên diện mạo của một huyện nông nghiệp hiện đại. Thừa hưởng được văn minh của giao thông mang lại nên Cam Lộ có một hạ tầng cứng khá mạnh bên cạnh hạ tầng mềm đang được vươn lên từng ngày.

Ngay sau khi có quyết định xây dựng NTM của tỉnh Quảng Trị, Cam Lộ đã mở các hội nghị trong Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể quần chúng, quán triệt chủ trương, bàn biện pháp tổ chức thực hiện để công cuộc xây dựng NTM sớm đi vào lòng dân một cách nhanh và hiệu quả nhất.

Ông Võ Minh Hưng, Phó Chủ tịch huyện kiêm Phó Thường trực BCĐ xây dựng NTM huyện Cam Lộ, cho biết ngay từ đầu huyện đặc biệt quan tâm đến công tác tuyên truyền, vận động. Nhờ vậy đã tạo được đồng thuận cao, phát huy sức mạnh tổng hợp trong toàn thể cán bộ, đảng viên, nhân dân cùng tham gia xây dựng NTM.


Trồng ớt xuất khẩu giúp nông dân Cam Lộ thu nhập cao

Ông Nguyễn Hắc Long ở thôn Cu Hoan, xã Cam Nghĩa cho biết đã hiến hơn 800 m2 đất trị giá hàng trăm triệu để xây dựng đường giao thông nông thôn nhưng vẫn vui vẻ vì làm được việc có ý nghĩa.

Phương châm của huyện Cam Lộ là “làm điểm nhân diện” những mô hình hay, cách làm sáng tạo, hiệu quả từ các xã điểm NTM Cam Thuỷ, Cam An, Cam Nghĩa. Thực tiễn ở Cam Lộ xuất hiện nhiều điền hình tốt. Ông Hà Văn Chỉnh tại thôn Kim đâu, xã Cam An đã hiến hơn 350 cây xanh và 400 m2 để làm đường giao thông. Ông Nguyễn Đức Khả, trưởng thôn Tân Xuân 1, xã Cam Thành vận động nhân dân đưa điện từ nhà ra ngõ, thắp sang đường thôn. Ông Lê Niên, Chủ nhiệm HTX Thuỷ Tây, huy động nguồn vốn HTX xây dựng hệ thông giao thông, kênh mương nội đồng kết hợp cải tạo đồng ruộng…

Không chỉ cá nhân tốt, các xã cũng thi nhau xây dựng NTM, vận động nhiều dòng họ hiến hàng ngàn m2 đất, hàng ngàn cây xanh các loại để giải phóng mặt bằng, xây dựng các trục đường đường giao thông.

Xã Cam Tuyền hiến đất để xây dựng trên 0,5 km kênh mương nội đồng và 6 km đường giao thông liên thôn, liên xã, nội đồng. Xã Cam Nghĩa hiến gần 70.000 m2 đất, gần 2.300 ngày công lao động. Xã Cam An hiến 1.000 m2 đất và 200 cây xanh để giải phóng mặt bằng mở rộng 1,9 km đường liên thôn, xóm. Các xã huy động hơn 4.300 ngày công di dời mồ mả, phát quang, cắm mốc, đắp, dồn điền, đổi thửa để quy hoạch đồng ruộng. Đến nay toàn huyện đã di dời được 439 ngôi mộ tạo điều kiện cho phát triển sản xuất.

Ngoài ra, các xã trên đã chủ động phối hợp ký giao ước với Sư đoàn 968, Trung đoàn 19... là những đơn vị đóng quân trên địa bàn, giúp đỡ địa phương chỉnh trang nông thôn, giao thông nội đồng, bảo vệ ANTT thôn, xóm.

Phát triển toàn diện

Ông Nguyễn Công Phán, Bí thư kiêm Chủ tịch UBND huyện Cam Lộ, cho biết: Chúng tôi luôn xác định đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân là nhiệm vụ hàng đầu trong xây dựng NTM nên huyện tập trung huy động nguồn vốn đầu tư cho khu vực nông thôn đạt hơn 750 tỷ đồng. Trong đó vốn Trung ương hơn 246 tỷ đồng, vốn địa phương hơn 240 tỷ đồng, vốn từ doanh nghiệp hơn 37 tỷ đồng, vốn nhân dân đóng góp và huy động khác hơn 226 tỷ đồng. Vốn Chương trình NTM gần 5 tỷ đồng...

Theo ông Phán, không chỉ huy động từ sức dân mà cán bộ, chính quyền cũng phải xắn tay áo chung sức xây dựng NTM. Sử dụng nội lực, các mối quan hệ đi tìm nguồn vốn đầu tư để sớm đạt được mục tiêu đưa Cam Lộ trở thành địa phương đạt được những kết quả cao trong cuộc vận động ý nghĩa này.


Huyện Cam Lộ phối hợp với doanh nghiệp phát triển vùng chuyên cánh cây lạc

Nhờ có cách làm sáng tạo nên chỉ trong gần 3 năm Cam Lộ đã xây dựng hơn 80 km đường giao thông, trong đó đường liên xã gần 29 km, đường liên thôn gần 17 km, đường thôn xóm gần 3 km và đường nội đồng 8 km với tổng kinh phí gần 40 tỷ đồng. Hơn 18 km kênh mương được kiên cố hoá, đưa số kênh mương được kiên cố hóa lên 101 km/165 km, đầu tư sửa chữa và nâng cấp trên 66 công trình thủy lợi với tổng kinh phí trên 126 tỷ đồng. Xây dựng trường học với mức đầu tư bình quân 350 triệu đồng/1 phòng tổng kinh phí 6,3 tỷ đồng. Xây dựng mới 20 hội trường văn hóa thôn, kinh phí 2,4 tỷ đồng. Xây dựng 3 hệ thống truyền thanh ở 3 xã Cam Thủy, Cam An, Cam Nghĩa hơn 500 triệu đồng.

Ông Nguyễn Công Phán nhấn mạnh hai nội dung quan trọng huyện Cam Lộ đã làm được trong thời gian qua là tổ chức phát triển tốt sản xuất, nâng cao thu nhập để cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Xác định nông nghiệp vẫn là mặt trận chính nên huyện tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, quy hoạch nhiều vùng chuyên canh tập trung, phát triển mạnh kinh tế trang trại, áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất nông nghiệp nhằm tạo sản phẩm có giá trị cao cho nông dân. Hỗ trợ vốn để phát triển sản xuất, ngành nghề, giống cây, con và vật tư sản xuất...

Về dồn điền đổi thửa, cải tạo đồng ruộng đã đạt được những kết quả cao nhờ sự đồng thuận của người dân.

Song điểm nhấn đáng chú ý nhất của Cam Lộ là tiếp tục thực hiện 4 đề án phát triển nông nghiệp của huyện về triển cây cao su, nâng cao hiệu quả kinh tế vùng lạc, thí điểm phục hồi và trồng mới vườn tiêu, cải tạo đàn bò, khảo nghiệm một số loại giống có năng suất và chất lượng cao vào địa bàn đã giành được kết quả cao trong sản xuất nông nghiệp. Nhờ vậy, thu nhập bình quân đầu người dân ước đạt 14,4 triệu đồng/người/năm, đạt và vượt tiêu chí về thu nhập đã đề ra.

Sau gần 3 năm Cam Lộ thực hiện xây dựng NTM, các xã đạt được 77 tiêu chí, tăng 34 tiêu chí so với năm 2010. Xã Cam An Đạt 11/19 tiêu chí, tăng 4 tiêu chí. Xã Cam Thanh đạt 9/19, tăng 4, xã Cam Thuỷ đạt 10/19, tăng 5 tiêu chí. Huyện Cam Lộ phấn đấu đến năm 2015, có 30% số xã đạt chuẩn.

Tuy nhiên, huyện Cam Lộ gặp không ít khó khăn trên con đường về đích. Theo đề án trình phê duyệt, tổng nhu cầu đầy tư xây dựng xã đạt chuẩn NTM trên toàn huyện đến năm 2020 là 699 tỷ đồng(bình quân 87 tỷ đồng/xã). Nhu cầu lớn trong khi nguồn đầu tư từ ngân sách Nhà nước còn ít, nguồn lực đóng góp của nhân dân, nguồn vốn huy động từ các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế hạn chế, cơ chế vay vốn tín dụng còn khó khăn nên nhiều địa phương lúng túng trong lộ trình, bước đi và huy động nhân lực, vật lực phục vụ xây dựng NTM.

Xem thêm
Thái Nguyên chấp thuận nhà đầu tư 2 dự án dân cư nông thôn

Thái Nguyên chấp thuận nhà đầu tư Dự án Khu dân cư nông thôn số 1 xã Ký Phú và Dự án Điểm dân cư nông thôn số 1 xã Bình Thuận (huyện Đại Từ).

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Trưng bày các sản phẩm OCOP tại Hội Báo toàn quốc

Quảng Bình mở một gian trưng bày, giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP tại Hội Báo toàn quốc 2024.

Bình luận mới nhất