| Hotline: 0983.970.780

Súp lơ tốt cho tim mạch

Thứ Năm 22/11/2012 , 10:11 (GMT+7)

Đối với những người có bệnh về hệ tim-mạch, súp lơ có ích bởi nó giúp đào thải những cholesterin "xấu" và củng cố mạch máu.

Những thành phần hữu ích của súp lơ

Cây súp lơ có chứa khá nhiều thành phần hóa học phong phú, trong đó có các vitamin, protein, các muối khoáng và các chất carbonhydrate. Trong cây súp lơ trắng còn chứa nhiều axit amin rất có giá trị như lysine, arginine, tryptophan và những chất khác. Nó còn có một lượng nhỏ xen-lu lô do cấu trúc mềm dễ tiêu hóa. Ngoài ra, trên thực tế thì một nửa các chất có trong súp lơ là chất đạm-đó là các hợp chất protein dễ tiêu hóa, do đó mà nó là loại rau dễ hấp thụ nhất đối với cơ thể con người. Chính vì tất cả những đặc tính hữu ích trên của súp lơ nên nó được sử dụng thường xuyên trong bữa ăn đối với những người bị các bệnh về đường tiêu hóa và gặp các vấn đề về gan.

Đặc biệt được chú ý là thành phần vitamin có giá trị của súp lơ. Nó có chứa các vitamin A, C, vitamin nhóm B, niacin, pantothenic, axit tartric và axit folic. Thành phần khoáng chất của súp lơ bao gồm kali, natri, magie, đồng, sắt, lưu huỳnh, clo và phốt pho. Súp lơ cũng giàu axit pectin, malic và citric.

Tác dụng y học của súp lơ

Đối với cơ thể con người thì thành phần khoáng chất-vitamin của súp lơ rất có ích bởi nó có tác dụng từ nhiều mặt: Kích thích các quá trình trao đổi chất và tham gia vào hoạt động tạo máu để củng cố hệ tim-mạch, cũng như các chức năng bảo vệ cơ thể. Vì thế mà súp lơ không chỉ được coi là một món ăn dinh dưỡng quý giá mà còn là một thành phần dinh dưỡng quan trọng đối với trẻ em.

Ưu thế trong súp lơ là đường fructose và glucose, làm cho nó trở thành loại rau có thành phần dinh dưỡng tốt đối với những bệnh nhân tiểu đường. Còn đối với những người có bệnh về hệ tim-mạch thì súp lơ cũng có ích bởi nó giúp đào thải những cholesterin "xấu" và củng cố mạch máu.

Hàm lượng axit tartric có trong súp lơ giúp phòng tránh chứng béo phì. Súp lơ, cũng như bắp cải, súp lơ xanh được coi là thực đơn tốt có đặc tính phòng ngừa các bệnh ung thư. Có thể sử dụng súp lơ để điều trị chứng táo bón, các bệnh về gan và chứng chán ăn. Khi bị viêm lợi có thể súc miệng bằng nước ép súp lơ tươi hòa với nước đun sôi để ấm theo tỷ lệ 1:1.

Hợp chất bột nhão từ lá súp lơ hòa với lòng trắng để điều trị vết bỏng và các vết thương có sẹo. Cách làm là nghiền nát lá, thêm lòng đỏ trứng gà và đặt lên vài lớp gạc, sau đó đắp lên chỗ vết thương và băng lại.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm