| Hotline: 0983.970.780

SX cây, con gì ở Trường Sa?

Thứ Tư 04/03/2015 , 10:00 (GMT+7)

Sau 3 năm Viện KHKT nông nghiệp miền Nam triển khai dự án “SX thử nghiệm một số giống cây trồng, vật nuôi ở quần đảo Trường Sa” do TS Ngô Quang Vinh làm chủ nhiệm, đến nay dự án đã hoàn thành. 

Ngày 28/2, dự án tổng kết được Hội đồng Khoa học gồm các giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia đánh giá là xuất sắc.

Nhà kính chịu được siêu bão

Dự án triển khai trên 3 đảo nổi là Trường Sa Lớn, Song Tử Tây và Sinh Tồn, và 12 đảo chìm là: Đá Nam, Đá Lát, Len Đao, Co Lin, Núi Le A, B, Tốc Tan A, B, C, Đá Tây A, B, C (tăng thêm 8 đảo chìm so với dự kiến ban đầu).

Mục tiêu của dự án là SX thử nghiệm và mở rộng SX một số loại cây trồng, vật nuôi trên đảo, tiến tới “thuần hóa” chúng trên các đảo ở Trường Sa, giải quyết vấn đề thực phẩm tươi sống cho quân và dân trên đảo.

Ngay trong năm 2012, nhà kính đầu tiên tại đảo Trường Sa Lớn có diện tích 252 m² đã hoàn thành. Được thiết kế kiểu nhà vòm (tunnel), rộng 10 m, dài 25,2 m, cao 5 m, mái lợp bằng tấm sáng Polycarbonate (Bayer, Đức), dày 5,5 mm, chống tia cực tím, khung vòm bằng sắt nhúng kẽm nóng (C40 x 80), là loại sắt lớn, chịu lực tốt. Nếu bảo quản đúng, độ bền có thể đạt 9 - 10 năm.

Nhà có lưới ngăn côn trùng 9 lỗ/cm2 quây xung quanh. Lưới tản nhiệt chống nóng aluminum của Israel. Cách mặt đất 3,0 m có “trần” bằng lưới tản nhiệt bằng nhôm.

Lưới không chỉ có tác dụng phản xạ nhiệt (hắt nhiệt lên trên) làm mát nhà mà còn có tác dụng tản quang, tức phân tán ánh sáng dưới lưới được đều hơn. Bên dưới lưới có hệ thống tưới phun mù, khi trời nóng, phun nước 5 - 6 phút, có thể hạ nhiệt độ thấp hơn ngoài trời 2 - 3 độ C.

Việc trồng rau trong nhà được tiến hành theo phương thức trồng cây không dùng đất, mà trồng trên giá thể. Giá thể là hỗn hợp gồm mụn xơ dừa, than bùn và phân bò hoai mục được cho vào các khay để trồng. Các khay được xếp thành từng ô.

Năm 2012, dự án đã cung cấp 20 m3 giá thể, 10 kg hạt giống rau các loại, 300 phân hóa học và một số thuốc BVTV. Năm 2013, dự án cung cấp tiếp 20 m3 giá thể, 20 kg hạt giống rau và 200 kg phân hóa học.

 Năm 2014, dự án cung cấp 30 m3 giá thể, 50 kg hạt giống, 200 kg phân hóa học, 2 tấn phân hữu cơ chuyên dùng nhằm tăng cường dinh dưỡng và chất hữu cơ cho giá thể.

Năm 2013, 2 nhà kính với tổng diện tích 192 m² tại đảo Song Tử Tây tiếp tục được hoàn thành. “Rút kinh nghiệm từ nhà kính ở Trường Sa Lớn, thay vì làm 1 nhà lớn chúng tôi làm 2 nhà nhỏ để lắp ráp nhanh hơn, phù hợp với điều kiện khó khăn trên đảo. Tháng 8/2013, nhà kính đã được đưa vào sử dụng.

Điều mừng nhất là nhà kính trên đảo chắc như lô cốt. Do nhà được thiết kế cấu trúc vòm, là cấu trúc chịu gió tốt nhất, lại được bố trí theo hướng Tây Bắc - Đông Nam khiến 2 hướng gió chủ đạo là Đông Bắc và Tây Nam đều trượt trên mái nên nhà có thể chịu được gió cấp 10. Ngày 9/11/2013, siêu bão Haiyan với sức gió cấp 9, giật trên cấp 10 tràn qua, nhưng nhà kính không hề hấn gì”, TS Vinh nói.

Khả quan

Sau 3 năm thực hiện cho thấy, nhà kính phát huy rất tốt trong việc che chắn mưa và hơi muối mặn, đặc biệt giúp cây rau thời kỳ mới mọc mầm sinh trưởng tốt vì không bị gió mạnh làm khô lớp đất mặt, dẫn đến chết cây hoặc mưa dập làm cây chậm lớn như trồng bên ngoài. Năng suất các loại rau thường cao hơn bên ngoài 15 - 20%.

19-52-30_nh-2
ại buổi báo cáo kết quả thực hiên dự án, các đại biểu tham dự đều phát biểu thể hiện sự quan tâm rất lớn đối với dự án (trong ảnh GS Phạm Văn Biên phát biểu ý kiến)

"Đây là một dự án có giá trị thực tiễn cao, đồng bộ từ trồng trọt đến chăn nuôi. Thiết kế nhà kính có nhiều sáng tạo. Mặc dù điều kiện thực hiện rất khó khăn, kinh phí hạn hẹp, nhưng kết quả bước đầu rất khả quan.
Tuy nhiên, cần có thêm thời gian và những đánh giá chi tiết hơn về quá trình sinh trưởng của vật nuôi, cây trồng. Bên cạnh đó, cần có kế hoạch tập huấn kỹ thuật cho các sỹ quan trên đảo để chuyển giao công nghệ cho họ”, GS Phạm Văn Biên, nguyên Viện trưởng Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam.

Theo TS Vinh, mô hình này không chỉ áp dụng tốt cho các đảo nổi mà còn có thể áp dụng cho diện tích lớn tại khu dịch vụ hậu cần nghề cá ở đảo Đá Tây, góp phần cung cấp rau xanh cho ngư dân bám biển.

Kết quả trong 3 năm, nhà kính tại đảo Trường Sa Lớn đã trồng được 14,1 tấn rau các loại. Năng suất trong nhà kính đạt từ 2,2 - 3,3 kg rau/m2, riêng rau muống đạt 4,2 kg/m2.

Còn 2 nhà kính tại Song Tử Tây trồng được 10 tấn rau các loại. Nhờ được che chắn tốt, rau không bị mưa vùi dập, không bị chết do nước biển, bình quân 30 - 40 ngày thì thu được 1 lứa rau.

Tuy nhiên, việc trồng rau trên các khay chứa giá thể bộc lộ nhược điểm: Khả năng giữ nước của giá thể không cao, nên cây dễ bị héo. Vì vậy, năm 2014 dự án đã điều chỉnh bằng việc cho xây bồn, trộn đất, mụn xơ dừa và phân hữu cơ vi sinh thành giá thể để trồng rau, như mô hình ở Song Tử Tây làm năm 2013. Kết quả, rau phát triển tốt và ổn định hơn.

Bên cạnh việc thực hiện nhà kính trồng rau, một nội dung quan trọng khác của dự án là nuôi thử nghiệm một số giống gia súc, gia cầm. Ngày 29/4/2012, 4 con bò lai Sind gồm 1 đực, 3 cái cùng với một số thức ăn, thuốc thú y đã được chuyển ra đảo Song Tử Tây; 1 lợn đực, 4 lợn cái là giống lợn Sóc Tây Nguyên được nuôi trên đảo Trường Sa Lớn.

Quá trình nuôi cho thấy, bò lai Sind thích nghi rất tốt với đảo, khỏe mạnh và đã sinh được 6 con bê. Như vậy, nếu tính cả 3 con bò Bộ NN-PTNT gửi tặng năm 2010 thì hiện nay tại Song Tử Tây đã có cả thảy 7 con bò giống tốt.

Trong tháng đầu tiên chuyển ra đảo, do chưa thích nghi được với điều kiện sống khắc nghiệt trên đảo nên 1 con trong số lợn mang ra đảo Trường Sa Lớn bị tiêu chảy và chết. Sau đó, thêm 2 con chết do bị rơi xuống hầm. Năm 2013, cặp lợn còn lại đã sinh được 10 con và đến nay đã sinh thêm 35 con và thích nghi khá tốt.

Ngoài bò, lợn được mang ra các đảo nuôi thử nghiệm, một số gia cầm như gà, vịt, ngỗng cũng theo tàu ra đảo sinh sống. Qua 3 năm thử nghiệm, đa số gia cầm đều thích nghi với môi trường mới. Riêng hàng trăm cây trồng lâu năm các loại được mang ra đảo, chỉ có một số cây thích nghi được với môi trường như trùm ngây, dừa, sa kê.

Trong buổi báo cáo kết quả thực hiện dự án, hầu hết các chuyên gia, giáo sư, tiến sĩ tham gia đều có những ý kiến tâm huyết, thể hiện tình cảm, sự quan tâm sâu sắc đến dự án, đến biển đảo quê hương.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm