| Hotline: 0983.970.780

SX lúa nước vụ đông xuân tại Đăk Lăk

Thứ Sáu 29/11/2013 , 10:47 (GMT+7)

Nông dân Đăk Lăk đang cày bừa chuẩn bị xuống giống vụ ĐX, vụ chính trong năm với tổng diện tích khoảng 29.500 ha.

Nông dân Đăk Lăk đang cày bừa chuẩn bị xuống giống vụ ĐX, vụ chính trong năm với tổng diện tích khoảng 29.500 ha. Do điều kiện tự nhiên có nhiều trở ngại đến SX ngay trong vụ lúa chính nên cần chú ý thực hiện các biện pháp chuẩn bị nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.

Nước tưới tiêu

Năm nay, vụ ĐX không có nhiều thuận lợi như các năm trước, đặc biệt là về vấn đề nước tưới. Tuy thời gian vừa qua, ảnh hưởng của mưa bão làm mực nước trong các hồ chứa ở nhiều nơi dâng cao, thì tại một số nơi, nhiều hồ đập vừa và nhỏ vẫn chưa thể tích đủ nước cho SX vụ sắp tới.

Nhiều địa phương như huyện Krông Năng, Ea Kar, Krông Pak, đối mặt với thiếu nước tưới ngay từ đầu vụ. Mực nước ngầm cuối năm 2013 được duy trì cũng thấp hơn so với các năm gần đây. Do đó, người dân cần có kế hoạch sử dụng nước hợp lý, tránh trường hợp dùng nhiều vào đầu vụ, đến giữa và cuối vụ sẽ bị thiếu.

Vì lý do không đủ nước tưới nên ngành nông nghiệp tỉnh chủ trương chỉ thực hiện gieo trồng ở những diện tích có công trình thủy lợi, hồ đập, đảm bảo lượng nước cho SX. Các vùng có hiện tượng mất trắng ở các vụ trước, không đảm bảo nguồn nước nên chuyển cơ cấu sang trồng các loại cây ngắn ngày như rau màu hoặc những loại cây cần ít nước, có khả năng chịu hạn như ngô.

Chọn giống và thời điểm xuống giống

Trong công tác chọn giống và xuống giống, nông dân cần phải tuân thủ theo biện pháp “2 không”, không sử dụng giống dài ngày và không gieo sạ kéo dài, ngoài khung lịch thời vụ khuyến cáo.

Những cánh đồng và chân ruộng có khả năng hạn cuối vụ thì cần bố trí sử dụng các giống ngắn ngày và cực ngắn ngày kết hợp với gieo sạ sớm; ngược lại, với chân ruộng ngập lụt vào đầu vụ thì gieo muộn hơn.

Tùy mặt bằng đồng ruộng mà gieo thưa hay dày, với giống lúa xác nhận nên gieo với lượng 150 - 180 kg/ha, với giống lúa lai là 40 - 45 kg/ha. Với những vùng đảm bảo lượng nước tưới cần tăng cường sử dụng giống lúa lai F1 Arize B-TE1, Arize XL, CT 16, TH 33, TH 35, PAC 807…

Nông dân phải thực hiện xuống giống đồng bộ theo lịch của địa phương nhằm né rầy. Năm nay, thời gian xuống giống được chia làm 3 đợt. Đợt sớm từ 25/11 - 10/12/2013, đợt chính vụ từ 10/12/2013 - 15/1/2014, đợt muộn từ 20/1/2014 - 25/2/2014.

Những vùng có điều kiện xuống giống vào chính vụ thì vào giai đoạn lúa trổ sẽ tránh được thời tiết lạnh, không ảnh hưởng đến khả năng thụ phấn của cây, lúa trổ đều vào tiết lập xuân.

Trước khi gieo sạ, cần ngâm, xử lý hạt giống để kích thích nảy mầm cũng như có thể bảo vệ cây mạ non trong thời điểm 20 ngày đầu sau sạ khỏi bọ trĩ, rầy nâu, lúa von.

Đặc biệt với những nông dân dùng lúa vụ trước để giống cho vụ sau hay xảy ra bệnh lúa von, cây mạ phát triển cao hơn bình thường, dễ đổ ngã khi gặp gió gây thiệt hại. Để khắc phục, nông dân nên sử dụng các loại giống xác nhận của những công ty giống có uy tín.

Chuẩn bị đồng ruộng

Do cây con mới nảy mầm rất yếu và dễ bị ảnh hưởng của sâu dịch hại nên công tác vệ sinh đồng ruộng trước khi gieo là hết sức quan trọng. Với những ruộng có rong, cỏ, xác lúa cần trục nhấn sớm để có thời gian cho vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ tạo độ màu mỡ cho đất và giảm công lao động khi xuống giống. Ngoài ra cần kết hợp đánh tách, bừa đất kỹ với bón lót vôi với lượng 500 - 700 kg/ha.

Giai đoạn này, cỏ dại phát triển rất nhiều, đặc biệt là nhóm hòa bản (cỏ lồng vực, đuôi phụng); nhóm chác lác (cỏ cháo, chác, u du). Cần phải dọn sạch cỏ cũng như các bụi rậm để ngăn sự cạnh tranh với lúa cũng như diệt nơi cư trú của dịch bệnh hại.

Với lúa cỏ, do có đặc điểm giống với lúa nên gây nhiều khó khăn khi diệt trừ; để diệt trừ cần phun thuốc ngay sau khi làm đất hoặc sau khi sạ 1 ngày.

Để đạt hiệu quả cao cần phun thuốc diệt cỏ tiền nảy mầm; có thể tiến hành phun thuốc diệt cỏ nảy mầm trước khi sạ ngay khi sạ và sau khi sạ 3 ngày. Nếu sau khi phun thuốc mà gặp mưa lớn hoặc lượng nước trong ruộng nhiều, cần phải đe bờ giữ nước 1 ngày rồi từ từ tháo nước ra; khi đó thuốc vẫn phát huy tác dụng mà không cần phun xịt lại.

Sau khi phun thuốc diệt mầm, ở một số nơi do ảnh hưởng của thời tiết rét lạnh, khô hạn thường xảy ra hiện tượng khô mặt ruộng. Lúc này cần điều tiết nước vừa phải, thích hợp, khoảng 1 - 2 cm trên mặt ruộng để giữ ẩm và tạo điều kiện tốt cho cây lúa sinh trưởng và phát triển.

Ngoài cỏ dại thì sâu bệnh hại cũng cần được chú ý phòng trừ. Sau khi gieo sạ, thời tiết sẽ trở nên lạnh, đây là thời điểm gây bệnh chủ yếu của bọ trĩ. Lúc này cây lúa còn non, sức chống chịu rất kém nên cần chú ý kiểm tra đồng ruộng thường xuyên, xử lý kịp thời.

Về phân bón, nên sử dụng phân chuyên dùng cho lúa (Lúa 1 và Lúa 2) của Cty CP Phân bón Bình Điền vì phân này chẳng những đã được phối trộn đầy đủ, cân đối các dưỡng chất trung và vi lượng mà còn có chất Agrotain chống thất thoát phân đạm rất hiệu quả và chất penac giúp cây tăng sức đề kháng.

Xem thêm
Giá heo tăng nhờ tăng cường ngăn chặn nhập lậu

Việc các địa phương ở phía Nam tăng cường ngăn chặn heo nhập lậu đang góp phần giúp cho giá heo hơi tăng lên ở Đông Nam bộ và trên cả nước.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Hưng Yên làm sống lại các lớp học IPM

Thời gian qua, trong khi ở một số tỉnh việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) bị lơ là thì Hưng Yên đã tìm cách vực dậy.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất