| Hotline: 0983.970.780

SX thuốc thú y kém chất lượng: "Đại gia"... làm bậy!

Thứ Ba 16/11/2010 , 10:26 (GMT+7)

Nhiều DN có tên tuổi đã đưa ra thị trường nhiều loại thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, phân bón, thuốc thú y kém chất lượng nhưng lại có giá “trên trời”...

* Navetco "dính trấu"

Lợi dụng tình hình giá cả thị trường liên tục “nhảy múa”, cùng với công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp còn nhiều bất cập, nhiều DN có tên tuổi đã đưa ra thị trường nhiều loại thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, phân bón, thuốc thú y kém chất lượng nhưng lại có giá “trên trời”, gây bức xúc trong dư luận…

Theo điều tra riêng của chúng tôi, trong tháng 10 vừa qua, Trung tâm kiểm nghiệm thuốc thú y Trung ương 2 sau khi phân tích 15 mẫu thuốc thú y của các Cty thuốc thú y như Á Châu, CP Sài gòn Vet, Bio-Pharmachemie, Minh Dũng, Vemedim Cần Thơ, Thuốc Thú y Trung ương 2 (còn gọi Navetco, Quận 1, TPHCM)... đã phát hiện có 13,33% số mẫu không đạt chất lượng. Thật bất ngờ, có cả thuốc thú y của một số Cty có thương hiệu, tên tuổi lâu nay cũng “dính trấu”. Cụ thể, mẫu thuốc thú y Tycofer 02 của Vemedim qua kết quả phân tích hàm lượng chất kháng sinh Tylosin tartrate1,56 gr đạt 43% so với hàm lượng kháng sinh đã đăng ký, đồng thời chất kháng sinh Colistin sulfate 14.429.827 UI chỉ đạt 60% so với đăng ký là 24.000.000 UI. Đặc biệt, thuốc thú y Genta-Tylan 15 của Navetco (quận 1, TPHCM) – một loại thuốc kháng sinh (dạng dung dịch) điều trị các loại bệnh về viêm phổi, tụ huyết trùng... cho heo, bò rất phổ biến. Thế nhưng, qua kết quả phân tích cho thấy, hàm lượng chất kháng sinh Tylosine tartrate có 1,22g/2g tức chỉ đạt có 61% so với hàm lượng kháng sinh đã đăng ký. Cả hai Cty trên đều bị cơ quan chức năng đề nghị phạt mỗi DN là 8 triệu đồng về hành vi vi phạm SX thuốc không đạt chất lượng.

Lẽ ra, đối với “đại gia” từng có thương hiệu, máu mặt về SX thuốc thú y ở phía Nam như Navetco thì phải biết bảo vệ thương hiệu, bảo vệ quyền lợi cho bà con chăn nuôi, hơn nữa họ cũng là những công ty đã và đang thực hiện lộ trình GMP (Good Manufacturing Practice, thực hành tốt sản xuất thuốc). Nhưng thực tế lại không như vậy.
Điều đáng nói là thuốc thú y cũng đang tăng giá chẳng khác gì thức ăn chăn nuôi. Ông Nguyễn Văn Vinh, chủ đại lý bán thuốc thú y ở ấp 1 (Tân Thạnh Đông, Củ Chi, TPHCM) cho biết, đầu năm nay giá của Genta-Tylan như đã nói trên chỉ có 18.000 đ/lọ 100ml thì nay lên tới 25.000 đ; còn thuốc bột Calci trộn vào thức ăn cho bò sữa, đầu năm 2010 có 20.000 đ/kg, đến nay DN cũng tăng giá lên 30.000 đ/kg, nông dân than phiền nhưng đành chịu. Ngay như thuốc chích trụ sinh nhãn hiệu Sone (Hãng BiO) dùng trị bệnh cho bò sữa cũng tăng từ 75.000 đ/ống 100 cc lên 95.000 đ/ống. “Nông dân cũng bức xúc đòi thay thuốc khác rẻ hơn do chi phí điều trị đắt quá nhưng đổi sao được, thuốc trị bệnh chứ đâu phải đồ trang sức”, ông Vinh nói.

Một cán bộ làm công tác thanh tra trong lĩnh vực nông nghiệp bức xúc cho biết, lâu nay dư luận ít quan tâm đến các mặt hàng phân bón, thuốc thú y, thuốc BVTV, TĂCN… vì nó chỉ ảnh hưởng gián tiếp đến sức khỏe con người. “Nếu lỡ gặp những loại thuốc kém chất lượng, cán bộ thú y điều trị gia súc, gia cầm cho các hộ chăn nuôi không hiệu quả thì cũng chẳng chết ai, chẳng biết kêu ai, chỉ tội nghiệp cho người chăn nuôi, họ phải trả tiền mua một loại thuốc thú y mà chất lượng chẳng ra gì” – vị cán bộ này ngán ngẩm nói.

V.Dũng

Rõ ràng, chất lượng thuốc phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó GMP (thực hành tốt sản xuất thuốc) chỉ là bước quan trọng trong việc quản lý chặt từng khâu, dây chuyền, nhưng không phải là yếu tố duy nhất để đảm bảo chất lượng mà trường hợp của hai công ty nói trên là điển hình.

Những vấn đề nêu trên cho thấy, nếu như trước đây DN sản xuất, kinh doanh thuốc thú y chỉ vi phạm về mặt hình thức như ghi sai nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ... thì nay với sự phát triển của kỹ thuật, công nghệ hiện đại, những DN này đã biết “tìm kiếm” làm kém luôn cả phần “bên trong”, tức chất lượng sản phẩm. Đây là vấn đề bức xúc dư luận bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả chăn nuôi của các hộ gia đình.

Tuy nhiên, mức xử phạt hành chính tối đa hiện nay theo qui định chỉ từ 8-12 triệu đồng/vụ vi phạm, còn thời gian để có kết quả xử lý phải kéo dài ít nhất 1 tháng, đủ để DN sai phạm bán hoặc đưa hết số hàng hóa vi phạm ra thị trường nên đã tỏ ra lỗi thời và bất cập. Vì thế, nhiều thanh tra của Sở NN-PTNT các tỉnh đã đề nghị, bên cạnh việc tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, khuyến khích DN đăng ký tiêu chuẩn chất lượng ISO, thì mỗi DN chỉ có cơ hội nộp phạt 1 lần/sai phạm, nếu tiếp tục tái phạm thì đề nghị rút giấy phép, đình chỉ sản xuất - kinh doanh.

THUỐC THÚ Y BIO BỊ LÀM GIẢ

Chiều 12/11, cơ quan Công an tỉnh Đồng Nai đã bắt giữ Trần Thế Anh (SN 1985) và Dư Xuân Dũng (SN 1985, cùng ngụ tại xã Long Phước, huyện Long Thành) để điều tra về đường dây chế biến, tiêu thụ thuốc thú y giả.

Theo hồ sơ ban đầu, vào ngày 5/11, công an kiểm tra một điểm bán thuốc thú y tại TP Biên Hòa thì phát hiện khoảng 300 chai thuốc hiệu Bio làm giả (thuốc kháng sinh, trị tiêu chảy, viêm phổi…). Đây là loại thuốc lâu nay có thương hiệu của công ty liên doanh Bio-Pharmachemie (Trụ sở tại 2/3 Tăng Nhơn Phú, P.Phước Long B, Q.9, TP Hồ Chí Minh). Qua điều tra 4 đối tượng khai nhận đang “đặt hàng” hơn 1.000 chai thuốc thú y giả của một cơ sở ở huyện Long Thành.

Tối cùng ngày, công an đã thực hiện lệnh khám xét nhà riêng của 2 đối tượng tại ấp 5, xã Long Phước (huyện Long Thành), tạm giữ, niêm phong tang vật gồm trên 500 chai thuốc chữa bệnh cho gia súc, gia cầm và một số máy móc, thiết bị liên quan đến việc “chế biến” thuốc giả.

Xem thêm
Giải pháp canh tác thông minh với đề án 1 triệu ha lúa chuyên canh

Quy trình canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL có thể là cách làm và giải pháp để đồng hành 'Đề án 1 triệu ha lúa chuyên canh'.

Thuốc trừ sâu, trừ nhện King Spider 93SC

King Spider 93 SC là hỗn  hợp của hoạt chất: Spirodiclofen 75 g/kg + Emamectin benzoate 18g/kg, là thuốc trừ sâu ăn lá và chích hút đặc biệt rất công hiệu trừ nhện các loại.

Bộ đôi Advance và Advance Pro: Định nghĩa mới về độ đạm chuẩn cho tôm

Advance và Advance Pro là bộ đôi thức ăn hàng ngày từ Grobest Việt Nam, giúp người nuôi đối phó với tình hình giá tôm giảm mạnh và chi phí nuôi tăng cao hiện nay.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm