| Hotline: 0983.970.780

Syria bị chiến tranh tàn phá như thế nào?

Thứ Ba 24/10/2017 , 11:05 (GMT+7)

Từ Damascus tới Aleppo, Raqqa… đất nước Syria trở thành chiến trường, nơi các thế lực chống đối nhau, và bãi thử vũ khí cho những cường quốc như Mỹ, Nga.

Hàng triệu người Syria mất nhà cửa, hàng trăm nghìn người thiệt mạng với tổn thất về kinh tế lên hàng trăm tỉ USD.
 

Mất 7 triệu người trong 5 năm

Ngày 23/10, hãng thông tấn TASS của Nga dẫn lời phát ngôn viên Bộ Quốc phòng nước này, tướng Igor Konashenkov chỉ trích liên quân Mỹ đã huỷ diệt hoàn toàn thành phố Raqqa trong chiến dịch chống tổ chức Hồi giáo (IS) tại đây.

Các chiến binh SDF đi qua những tòa nhà đổ nát ở Raqqa. (Ảnh: Reuters)

Theo ông Konashenkov, số phận của Raqqa tương tự như Dresden của Đức dưới làn mưa bom đạn của liên quân Anh - Mỹ trong Thế chiến II, năm 1945. Phương tây hiện đang “sửa sai” bằng cách viện trợ hàng triệu USD tái thiết Raqqa. Mặc dù vậy theo ông Konashenkov, đây chỉ là cách Mỹ và đồng minh che đậy bằng chứng những đợt không kích, ném bom tàn nhẫn nhằm vào thành phố này.

Tuyên bố của Nga được đưa ra trong bối cảnh liên quân Mỹ đang đánh bật IS khỏi Raqqa, nơi từng là “thủ phủ” của tổ chức này ở miền bắc Syria. Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây đã hân hoan lên tiếng tuyên bố về “ngày tàn” của đế chế IS. Tuy nhiên trên thực tế, Raqqa chỉ là một trong vô vàn nơi ở Syria đang bị phá huỷ dưới làn bom đạn của cuộc nội chiến, đã bước sang năm thứ 6. Những thiệt hại của nó là vô cùng khủng khiếp, theo thống kê của các tổ chức quốc tế.

Nổ ra từ tháng 3/2016, theo DW, cuộc nội chiến ở Syria đã bùng phát ở quy mô lớn khi Mỹ và Nga cùng các đồng minh chính thức nhập cuộc. Thống kê của Ngân hàng Thế giới (WB), tới nay tổn thất về kinh tế của Syria đã lên tới 226 tỉ USD. Trung tâm Nghiên cứu chính sách Syria thì đưa ra con số khác, lên tới 255 tỉ USD. Cuộc chiến giữa các bên cũng khiến hơn 320.000 người thiệt mạng, hơn 10 triệu người khác (tương đương hơn nửa dân số Syria) bị mất nhà cửa.

Theo Phó Chủ tịch WB phụ trách khu vực Trung Đông và Bắc Phi, quá trình tái thiết Syria bao gồm việc xây dựng lại hệ thống hạ tầng là một thách thức vô cùng lớn đối với quốc gia này cũng như cộng đồng quốc tế. Chỉ tính tới tháng 3/2016, dân số Syria cũng sụt giảm từ 24,5 xuống còn 17,9 triệu người. Trong số này theo Liên Hợp Quốc, 13,5 triệu cần hỗ trợ nhân đạo và 4,5 triệu đang mắc kẹt trong các khu vực giao tranh, như Deir al-Zour. Dân số tại nhiều khu vực như Aleppo, Raqqa, Homs… đều sụt giảm mạnh.
 

Cam go cuộc chiến lương thực

Một thống kê khác cho biết tỉ lệ thất nghiệp ở Syria đã tăng lên 50% so với mức 14% năm 2011. Trung bình mỗi năm, Syria mất 538.000 việc làm trong giai đoạn từ 2011 - 2015. Thống kê cho biết cứ 4 người trong độ tuổi lao động ở Syria thì 3 không có việc hoặc không được qua trường lớp đào tạo. Giao tranh đã khiến hệ thống trường học, bệnh viện, công trình công cộng ở Syria bị phá huỷ nghiêm trọng.

Các gia đình ở Syria phải chật vật chống chọi với công cuộc kiếm miếng ăn hàng ngày, trong đó gần 70% sống ở mực rất nghèo, không có khả năng đáp ứng các nhu cầu thiết yếu. Trước chiến tranh, chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad còn thực hiện hỗ trợ cho người nghèo các mặt hàng thiết yếu, ví dụ như bánh mì. Nhưng sau khi bị mất một diện tích lớn vào tay lực lượng nổi dậy và các tổ chứng khủng bố, nguồn hỗ trợ này đã bị cắt giảm hoặc mất hẳn.

Damascus đã phải nhập khẩu từ Nga và Ukraine, nhưng việc hỗ trợ chỉ thực hiện được ở khu vực thủ đô. Cùng với sự khan hiếm, giá các mặt hàng nhu yếu phẩm đã tăng “như tên lửa”, đặc biệt ở khu vực có giao tranh. Một ví dụ như ở Dei al-Zour, giá bánh mì tăng 6.500%, sữa tăng 20.000%, gạo tăng 2.800%. Các mặt hàng này ở khu vực chính quyền kiểm soát tăng thấp hơn nhưng cũng ở mức lần lượt là 230%, 500% và 250%.

Sự thất thế của IS ở Syria không đảm bảo cho việc cuộc nội chiến ở nước này sẽ chấm dứt trong bối cảnh những “ông lớn” như Nga, Mỹ vẫn chưa đạt được sự thống nhất. Cho tới chừng đó, hàng triệu người Syria vẫn sẽ phải sống trong cảnh bom đạn chờ chực trên đầu.

(Theo BBC, DW)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Chuyên gia Ukraine thừa nhận sự vượt trội của máy bay không người lái Nga

Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Trinh sát Trên không Ukraine Maria Berlinskaya thừa nhận rằng quân đội Nga vượt trội hơn trong phát triển và sản xuất máy bay không người lái (UAV).

Video Thủ tướng Ấn Độ cầu nguyện dưới biển gây 'sốt' trên mạng

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hôm 25/2 chia sẻ video thực hiện lễ cầu nguyện tại thành cổ Dwarka, khu di tích nằm dưới đáy biển ở bang Gujarat, miền tây nước này.

Bình luận mới nhất