| Hotline: 0983.970.780

Tác dụng của đệm lót dầy giai đoạn nuôi gà hậu bị

Thứ Ba 20/06/2017 , 07:10 (GMT+7)

Giai đoạn nuôi gà hậu bị trên nền cần đệm lót dầy và không cần thay đệm lót vì đệm lót dầy có tác dụng như sau: Hút ẩm từ phân gà; Giảm mức đậm đặc của phân; Diệt khuẩn: Sự kết hợp giữa lớp đệm chuồng dày và phân gà dẫn đến quá trình lên men tăng nhiệt ở mức thấp, có tác dụng diệt khuẩn...

Hỏi: Vì sao khi nuôi gà bố mẹ giai đoạn hậu bị thường dùng đệm lót dầy và không cần thay đệm lót?

Trả lời: Giai đoạn nuôi gà hậu bị trên nền cần đệm lót dầy và không cần thay đệm lót vì đệm lót dầy có tác dụng như sau: Hút ẩm từ phân gà; Giảm mức đậm đặc của phân; Diệt khuẩn: Sự kết hợp giữa lớp đệm chuồng dày và phân gà dẫn đến quá trình lên men tăng nhiệt ở mức thấp, có tác dụng diệt khuẩn. Quá trình này không gây hại đối với gà; Điều hoà độ ẩm và nhiệt độ môi trường và đảm bảo yêu cầu cần thiết đối với chất đệm chuồng là tơi xốp, có khả năng hút ẩm tốt.

Lưu ý:

Trong trường hợp đệm lót bị ướt thì hót hết đệm lót ướt ra ngoài, san đệm lót cũ sang rồi bổ sung đệm lót mới; không thay hết để tiết kiệm vật tư cũng như công lao động, hơn nữa để tận dụng các vi sinh vật có ích sẵn có trong đệm lót. Lớp đệm chuồng có độ ẩm khoảng 25 - 30% là phù hợp nhất.


Hỏi: Xin chuyên gia cho biết khi mua và sử dụng thức ăn đậm đặc hoặc thức ăn hỗn hợp cho lợn cần chú ý những điểm gì?

Trả lời: Nên mua ở những đại lý hoặc cơ sở có uy tín, xem kỹ để mua đúng loại thức ăn phù hợp với từng giai đoạn và còn hạn sử dụng.

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, nhất là tỷ lệ phối trộn của thức ăn đậm đặc với các nguyên liệu khác của địa phương. Quan sát cách bảo quản thức ăn và kiểm tra xem có bị ẩm mốc và vón cục không.


Hỏi: Xin cho biết cách ngâm ủ hạt giống bí xanh?

Trả lời: Hạt giống bí xanh được đóng gói bảo quản trong bao bì để tiêu thụ trên thị trường. Trên vỏ, ngoài ghi rõ chủng loại giống cùng tên đơn vị sản xuất và phân phối, ngày đóng gói và hạn dùng, còn có tiêu chuẩn chất lượng hạt giống (tỷ lệ nẩy mầm, độ sạch và độ ẩm).

Khi được ngâm trong nước, các hạt đều nổi và sau 3 - 4 tiếng mới chìm hẳn; thời gian hút trương đẫy nước của hạt ngâm ở vụ xuân và vụ đông dài hơn ở vụ hè (trái vụ). Nếu được xử lý bằng nước ấm "2 sôi 3 lạnh" thì mầm hạt và giai đoạn cây con đỡ bị vi sinh vật gây hại. Khi nứt nanh, rễ mầm có tính hướng âm và hướng ẩm mạnh.

* Cách làm:

-Ngâm hạt, ngâm và nguấy đều hạt giống bí xanh trong nước ấm "2 sôi 3 lạnh" từ 20 - 30 phút, sau đó thay nước rồi ngâm liên tục bằng nước sạch từ 5 - 6 tiếng (tùy theo mùa vụ trồng).

- Ủ thúc mầm, đãi sạch nước chua, dùng khăn bông ẩm gói kín và luôn duy trì nhiệt độ và độ ẩm (sao cho nhiệt độ gói ủ khoảng 28 - 30 độ C, khăn vải gói ủ luôn được duy trì ở độ ẩm mà nếu đem vắt kiệt vẫn có thể ra nước); thời gian ủ từ 35 - 40 tiếng, rồi mở ra chuyển đón mầm sang mảnh nylon, lá chuối hoặc lá khoai ao cho mát và khống chế mọc xiên ngang của rễ mầm.

- Sau khi được mẻ mống đẹp, bà con nên tra mầm vào bầu ngay cho mầm tiếp tục được hướng âm và hướng ẩm kịp thời.


Hỏi: Cứ vào mùa mưa cam, quýt ở chỗ chúng tôi lại bị bệnh loét gây hại rất nặng. Xin được hướng dẫn cách phòng trị?

Trả lời: Bệnh loét cam, quýt do vi khuẩn Xanthomonas campestric pv. citri gây ra. Bệnh thường gây hại mạnh trong điều kiện ẩm ướt, vì thế vào các tháng mùa mưa bệnh thường phát triển và gây hại nhiều hơn các tháng khác trong năm. Vi khuẩn gây bệnh làm cho tế bào cây phân chia rối loạn tạo thành các vết loét sần sùi mầu nâu nhạt, mọc nhô lên khỏi mặt lá, cành non... xung quanh vết bệnh có quầng vàng.

Nếu nặng, nhiều vết bệnh mọc dầy đặc trên phiến lá, có thể làm cho lá bị vàng, rụng sớm khiến cho cây còi cọc, suy yếu, cho năng suất rất thấp.

Để hạn chế tác hại của bệnh, phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa là chủ yếu. Sau đây là một số biện pháp chính:

- Không chiết cành làm giống ở những cây đã bị bệnh, không trồng cây con đã bị nhiễm bệnh.

- Thiết kế liếp trồng hình mai rùa, để thóat nước nhanh mỗi khi có mưa.

- Không trồng qúa dầy, thường xuyên cắt tỉa những cành nhánh không cần thiết để vườn luôn thông thoáng, khô ráo.

- Bón phân cân đối giữa đạm, lân và kali, tăng cường phân hữu cơ hoai mục và kali.

- Thường xuyên thu gom những bộ phận bị bệnh đem tiêu hủy.

- Áp dụng những biện pháp thích hợp để phòng trừ sâu vẽ bùa, vì vết cắn phá của chúng là cửa ngõ để vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào lá.

- Khi cây đã bị bệnh, tránh tưới nước theo kiểu phun mưa để hạn chế bệnh lây lan từ tầng trên xuống tầng dưới của cây.

- Kiểm tra vườn cây thường xuyên để phát hiện sớm và phun thuốc phòng trị bệnh kịp thời.

Có thể sử dụng một trong những loại thuốc như: Linacin 40SL, Linacin 50WP, Saipan 2SL, Kata 2SL, Asana 2SL, Bisomin 2SL, Starsuper 20WP, Starsuper 10SL… Về liều lượng và cách sử dụng, theo hướng dẫn của nhà sản xuất có in trên nhãn thuốc.

Xem thêm
Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Hưng Yên làm sống lại các lớp học IPM

Thời gian qua, trong khi ở một số tỉnh việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) bị lơ là thì Hưng Yên đã tìm cách vực dậy.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất