| Hotline: 0983.970.780

Tác dụng ngược

Thứ Tư 16/01/2013 , 10:39 (GMT+7)

Chở con từ trường về chị Hồng ghé ngang shop quần áo mua cho con mình vài chiếc quần lót.

Chở con từ trường về chị Hồng ghé ngang shop quần áo mua cho con mình vài chiếc quần lót. Khi thấy chị cầm chiếc quần bản to, nhân viên ngạc nhiên hỏi: “Cháu còn nhỏ, sao chị chọn quần to thế?”.

Chị Hồng cười và chỉ tay ra ngoài cửa: “Nó lớn tướng, học năm nhất đại học rồi đấy!”. Cô nhân viêc thắc mắc: “Con chị lớn rồi, sao không cho cậu ta tự vào lựa chọn sẽ tốt hơn”. Chị bảo: “Nó còn khờ dại lắm, biết gì mà chọn!”.

Vẫn là nhóc con

Chị Hồng, một “nội trợ điểm 10” vì luôn lo cho gia đình rất tươm tất. Chồng chị thường xuyên đi công tác xa nhà dài hạn nên mọi việc do một tay chị quán xuyến. Với chị, đứa con trai cưng vẫn còn là đứa trẻ. Chị luôn chăm sóc con cẩn thận với vô vàn lo lắng không biết con có thiếu thốn thứ gì không? Có an toàn không khi đi học? Có chơi với đám bạn xấu hay tốt? Vì những suy nghĩ đó mà chị giám sát con 24/24, sợ con bị tổn thương.

Con trai chị là con một nên chị cưng thằng bé hết sức. Nó lớn tướng, cao 1,70m nhưng với chị Hồng, nó vẫn là nhóc con. Sáng, con chuẩn bị đến trường là chị đã vào bếp nấu nướng. Khẩu phần ăn sáng của con luôn là những món nóng sốt ngon lành từ phở, cơm tấm sườn hay bò bít tết bánh mì...

Ăn xong, chị còn pha cho con ly nước trái cây hay đưa một hộp sữa tươi. Như thế chị mới yên tâm là “nhóc con” có đủ dinh dưỡng để “chiến đấu” với các môn học ở trường. Buổi trưa, chị tất tả chạy về nhà (cơ quan chị gần nhà) để làm bữa ăn và mang đến trường cho con dùng. Chị không cho con ăn cơm hộp, cơm hàng quán vì sợ kém vệ sinh và không đủ chất dinh dưỡng.

Thương và lo cho con nên chị Hồng không để con đụng đến việc nhà bởi sợ con vất vả, không có thời gian học hành. Coi con luôn nhỏ dại đến mức, hồi nó học phổ thông, nếu tham gia câu lạc bộ cờ vua, văn nghệ thì được chứ vào đội bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, võ thuật… thì chị nhất định không cho. Với chị, tập thể dục để rèn luyện thân thể thì được nhưng tuyệt đối tránh các môn “thể thao giành giật, đấm đá”.

Chị thường nói hay ho gì cái trò mấy chục con người giành nhau trái bóng rồi bị xây xát, tổn thương, thậm chí có thể nhập viện cấp cứu. Chị còn đem dẫn chứng cầu thủ A, thủ môn B,… vì bóng đá mà bị thương tật vĩnh viễn, đi lại khó khăn. “Con đừng có chơi đá bóng nữa nghen, con mà bị trầy xước là mẹ đau lắm đó!” – chị thỏ thẻ với con như thế.

Cậu nhóc vốn hiền lành, thương mẹ nên dù yêu môn bóng đá (lại chơi tốt) nhưng vẫn phải từ bỏ nó để chuyển sang các môn thể thao “hiền lành” khác như bơi lội, cầu lông, điền kinh… Ngược lại chồng chị rất ủng hộ con chăm tập thể thao như môn bóng đá, nhưng do không ở nhà thường xuyên nên anh chỉ nghe vợ thông báo lại qua điện thoại.

Tác dụng ngược

Theo như chị Hồng tâm sự cùng bạn bè là “không biết sao mình yêu thương con thế mà nó không hiểu được lòng mẹ. Nhóc con làm mình thấy tổn thương ghê gớm, đôi khi phản ứng thái quá với mẹ!”.

Bạn bè cười chị là ủ con kỹ quá nên bị tác dụng ngược chứ sao! Đó là khi con thấy xấu hổ với bạn bè vì mẹ kèm cặp quá chặt nên xụ mặt “nghỉ chơi” mẹ. Thằng bé không phải ở ký túc xá bởi nhà gần trường nhưng nó thích chơi với các bạn ngoại tỉnh đến trọ học. Thỉnh thoảng, nó đến chơi cùng bạn bè hay bày tiệc liên hoan ở các phòng sinh viên nội trú chị Hồng cũng không yên tâm. Sợ con theo bạn bè xấu nên chị lặng lẽ theo dõi.

Khi con trai phát hiện, nó đùng đùng nổi giận vì “mẹ can thiệp chuyện bạn bè của con làm con bực quá chừng”. Thậm chí, những lần xách cơm vào quán nước dùng, cậu nhóc thấy các bạn cùng trường nhìn mình một cách kỳ lạ, cứ y như là người sao Hỏa. Thế là cậu ngượng, quê quê vì cái cách ăn uống quá kỹ tính và chu toàn của mẹ.

Tất tần tật mọi thứ có mẹ lo nên con trai chị Hồng sinh ra thói ỷ lại. Nó không làm việc nhà giúp mẹ bởi coi đó là chuyện đương nhiên, con trai vào bếp làm gì. Đã lớn tướng nhưng mỗi khi cần mua quần áo, sách vở, cậu cũng đi với mẹ.

Vừa rồi nó còn nói chị Hồng mua mũ vải đi chơi Noel cho con thì mua luôn cho bạn gái của con nhé, con khỏi mất công đi cửa hàng lựa chọn. Đồ đạc trong phòng con chị vứt lung tung như cái ổ chuột nhưng thằng nhóc chẳng bao giờ chịu dọn dẹp mà cứ chờ mẹ lên tổng vệ sinh.

Nhiều người bạn chị cảnh báo rằng, cứ thương con trai cách đó coi chừng nó trở nên nữ tính, yếu đuối, ỷ lại… Chị nghe cũng hơi lo, vì gần đây báo đài cũng có đăng nhiều vụ con trai trở nên yếu đuối, nữ tính vì do cha mẹ cưng như trứng mỏng.

Chị cũng hứa với chồng sẽ “nới lỏng” con một chút nhưng rồi chị lại sợ khi thoát khỏi vòng tay chị, cậu nhóc sẽ trở nên hư đốn, khó dạy. Chẳng biết đến khi nào thằng nhóc mới trưởng thành khi cái kiểu thương con “kỳ lạ” của chị Hồng ngày càng “nặng” hơn.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.