| Hotline: 0983.970.780

Tái cấu trúc để xây dựng NTM bền vững

Thứ Tư 17/12/2014 , 08:17 (GMT+7)

Quan điểm trên được ông Lê Tiến Thắng, Giám đốc Sở NN-PTNT Tuyên Quang, chia sẻ trong cuộc trao đổi với PV NNVN.

15-32-16_nguyen-tien-thng
Ông Lê Tiến Thắng

Tái cấu trúc ngành rất cần thiết

​Ông có thể thông báo về những thành tựu của kinh tế nông nghiệp tỉnh Tuyên Quang hiện nay?

Tuyên Quang có diện tích đất nông, lâm nghiệp chiếm tỷ lệ lớn trong tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh (chiếm 90%). Đất đai Tuyên Quang tương đối tốt, thuận lợi cho phát triển SX nông lâm nghiệp, có thể tạo ra các vùng SX chuyên canh cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. 

Khí hậu thích hợp cho sự sinh trưởng, phát triển của các loại cây trồng nhiệt đới, có mạng lưới sông ngòi phong phú và phân bố tương đối đồng đều, là nguồn cung cấp nước cho SXNN, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản.

Những năm qua, SX nông, lâm nghiệp, thủy sản của tỉnh đã phát triển khá ổn định: Sản lượng lương thực đạt trên 32 vạn tấn; bình quân lương thực đạt khoảng 450kg/người/năm; giá trị SX nông lâm nghiệp, thủy sản giai đoạn 2011-2014 tăng trưởng bình quân trên 5%/năm. Cơ cấu kinh tế nông, lâm, thủy sản chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi và giảm tỷ trọng trồng trọt. 

Tuy vậy, là tỉnh miền núi nông nghiệp nên Tuyên Quang còn có những tồn tại, hạn chế như cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp, thủy sản đã có chuyển biến nhưng còn chậm, trồng trọt vẫn còn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu chung (chiếm tỷ trọng 49,5% trong toàn ngành). 

SXNN có nơi còn manh mún, phân tán, phát triển vùng SX hàng hóa tập trung chuyên canh còn chậm. Trong khi đó, giá trị SX trên một đơn vị diện tích chưa cao; SX theo quy trình thực hành SXNN tốt (VietGAP) chưa phổ biến;  việc xây dựng nhãn hiệu và xúc tiến thương mại chưa được quan tâm đúng mức, sức cạnh tranh của hàng hóa nông sản còn thấp.

Việc thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn còn hạn chế; một số chính sách chưa thật sự phù hợp với thực tế, việc sửa đổi, bổ sung còn chậm; nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn chưa đáp ứng yêu cầu. Ở nhiều nơi nhất là vùng sâu, vùng xa, SXNN còn mang nặng tính tự cung, tự cấp, đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao; trình độ dân trí, trình độ SX còn nhiều chênh lệch giữa các vùng.

​Với tình hình phát triển như vậy, tái cấu trúc ngành nông nghiệp thực sự là vấn đề cấp bách của tỉnh không, thưa ông?

Với thực trạng phát triển nông nghiệp của tỉnh Tuyên Quang như hiện nay, tái cấu trúc ngành là rất cần thiết. 

Thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp là để phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương, chuyển dịch từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo yêu cầu của thị trường, đảm bảo về chất lượng, hài hòa hai mục đích là gia tăng kinh tế, thu nhập cho nông dân và đảm bảo môi trường sinh thái; từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của nhân dân, nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững và gắn với xây dựng NTM.

15-32-16_15-ho-viet-thnh-9112011
Tuyên Quang duy trì 8.800 ha chè

Ba nhóm giải pháp

​Như ông nói thì có thể thấy tái cơ cấu là cấu trúc lại nền nông nghiệp theo hướng lâu dài, bền vững. Vậy tỉnh lựa chọn lộ trình tái cơ cấu như thế nào?

Để thực hiện cấu trúc lại ngành nông nghiệp của tỉnh, chúng tôi xác định tiếp tục duy trì và phát triển SX các mặt hàng nông lâm sản đã hình thành vùng chuyên canh SX hàng hóa. Đồng thời, phát huy lợi thế so sánh của từng vùng, từng lĩnh vực, hình thành và phát triển các vùng chuyên canh cây trồng, vật nuôi có tiềm năng, thế mạnh và đang có hướng phát triển thành hàng hóa trên địa bàn các huyện, thành phố.

Mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và hướng tới XK, phấn đấu lưu thông hàng hoá từ khâu SX đến tiêu thụ, với mức giá có lợi cho người nông dân; góp phần đẩy nhanh phát triển kinh tế nông thôn miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, bảo đảm an sinh xã hội và môi trường sinh thái, nâng cao đời sống nông dân, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn. 

Mục tiêu phấn đấu là giá trị SX của ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản giai đoạn 2016-2020 tăng bình quân trên 4%/năm; đảm bảo lương thực bình quân đầu người đạt trên 400kg/người/năm, sản lượng lương thực hằng năm đạt trên 32 vạn tấn.

Để thực hiện được mục tiêu nêu trên, chúng tôi xác định các nhóm giải pháp cụ thể như sau. Thứ nhất, là hoàn thiện và tổ chức triển khai thực hiện các quy hoạch, kế hoạch thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn; tăng cường quản lý giám sát, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với quy hoạch; tăng cường thu hút đầu tư và nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đầu tư công cho nông nghiệp, nông thôn.

Thứ hai là củng cố, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả các hình thức tổ chức SX, quản lý trong nông nghiệp, nông thôn; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng, phát triển khoa học và công nghệ vào SX, chế biến nông, lâm sản, thủy sản.

Thứ ba là tăng cường xúc tiến thương mại, xây dựng nhãn hiệu hàng hóa và quản lý chất lượng sản phẩm nâng cao giá trị gia tăng; tăng cường cải cách thể chế, đổi mới và nâng cao hiệu quả các cơ chế, chính sách.

Rõ ràng để nâng cấp nền nông nghiệp bắt nhịp thị trường thì phải lấy DN làm trọng tâm phát triển. Xin ông cho biết cụ thể hơn về những loại cây trồng, vật nuôi của Tuyên Quang được tập trung phát triển để thực hiện tái cơ cấu theo hướng xây dựng và phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn?

​Với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh như hiện nay, thì những cây trồng chủ lực để phát triển thành vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá gồm cây chè, cam, mía, lạc và gỗ nguyên liệu. Chúng tôi phấn đấu đến năm 2020, duy trì 8.800 ha chè; mở rộng diện tích mía đạt trên 18.500 ha; cam sành Hàm Yên đạt trên 5.000 ha, tăng gần 1000 ha so với năm 2014; có 271.345 ha rừng nguyên liệu chế biến gỗ và lâm sản, trong đó có 163.360 ha gỗ nguyên liệu giấy.

​Về chăn nuôi, thực hiện chuyển dịch cơ cấu đàn vật nuôi theo hướng tăng quy mô đàn gia cầm, đàn lợn, tập trung ở các huyện vùng thấp như Sơn Dương, Yên Sơn và TP. Tuyên Quang; duy trì tốc độ tăng trưởng đàn trâu, bò, chủ yếu là ở các huyện vùng cao như Hàm Yên, Chiêm Hoá, Na Hang, Lâm Bình; phát triển đàn ong và hình thành nghề nuôi ong mật tại một số vùng thuộc các huyện Sơn Dương, Yên Sơn, Hàm Yên và TP. Tuyên Quang. 

Về thuỷ sản, tập trung khai thác tối đa thế mạnh của các vùng nuôi trồng thích nghi với các loài cá đặc sản, có giá trị kinh tế, có sức cạnh tranh cao và có thị trường tiêu thụ sản phẩm lớn. Mở rộng diện tích nuôi thâm canh các loài cá bản địa quý hiếm (dầm xanh, anh vũ, chiên, lăng chấm, bỗng...), loài có giá trị kinh tế cao (cá lăng nha, cá tầm...) tại vùng hồ thủy điện Tuyên Quang, Chiêm Hóa, vùng thích nghi với các loài cá đặc sản, có giá trị kinh tế, đang được thị trường ưa chuộng. Tuyên truyền, vận động, khuyến khích người nuôi cá thay thế một phần số lồng nuôi cỡ nhỏ (10 m3) và mở rộng quy mô bằng lồng nuôi cỡ lớn (108 m3), đưa số lồng nuôi cá đến năm 2020 là 1.434 lồng.

Xin cảm ơn ông!

Khó khăn về tài chính 

​"Là tỉnh miền núi, việc thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp còn gặp khó khăn về tài chính. Hiện nay, Chính phủ đã ban hành một số chính sách để phát triển nông nghiệp, như: Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 về chính sách khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp nông thôn; Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết SX gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn... Đề nghị Chính phủ giành nguồn lực tài chính hỗ trợ các tỉnh để thực hiện các chính sách trên.  

Chúng tôi cũng mong muốn Nhà nước tăng cường nhiều hơn nữa cho lĩnh vực khoa học nông nghiệp công nghệ cao, trong đó đặc biệt chú trọng đến các địa phương miền núi, vùng sâu, vùng xa, địa bàn chiến khu… để Tuyên Quang tái cấu trúc kinh tế nông nghiệp, SX hàng hóa lớn đáp ứng thị trường - cơ sở xây dựng NTM phát triển bền vững", ông Lê Tiến Thắng.

 

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm