| Hotline: 0983.970.780

Tái cơ cấu lâm nghiệp từ khâu thị trường

Thứ Hai 06/07/2015 , 09:34 (GMT+7)

Mặc dù kim ngạch XK năm 2014 đạt trên 6 tỷ USD, song lâm nghiệp vẫn chưa thực sự có bước chuyển biến nhanh chóng

* XK gỗ năm 2015 dự báo đạt 7,2 tỷ USD

Đời sống của người dân sống dựa vào rừng hiện còn khá khó khăn.

Sau 2 năm thực hiện Đề án tái cơ cấu, cuối tuần qua, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị sơ kết và nhân rộng những mô hình điển hình nhằm tìm ra những lợi thế đưa ngành lâm nghiệp thực sự bứt phá.

09-31-37_dsc_0191

Tăng trưởng mạnh

Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Nguyễn Bá Ngãi, qua hai năm triển khai thực hiện tái cơ cấu ngành lâm nghiệp, giá trị SX ngành tiếp tục tăng trưởng mạnh, đạt bình quân 6,57%/năm, tăng so với 5,03% giai đoạn 2010-2012, vượt mục tiêu đề án đề ra. Đây là mức tăng trưởng cao nhất của ngành từ trước đến nay, ước cả năm đạt 9-10%.

Giá trị XK đồ gỗ và lâm sản tăng trưởng mạnh, gấp hơn 2 lần trong vòng 5 năm từ 3,035 tỷ/năm giai đoạn 2010-2012 lên 6,267 tỷ USD/năm giai đoạn 2013 đến nay.

Trong 6 tháng đầu năm, trong bối cảnh thị trường quốc tế diễn biến phức tạp nhưng XK gỗ và lâm sản vẫn tiếp tục tăng, đạt 2,691 tỷ USD (tính đến ngày 15/6), tăng 8,0% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, tỷ trọng hàng chế biến tinh chiếm khoảng 85%. Dự báo, kim ngạch XK năm 2015 đạt khoảng 7-7,2 tỷ USD.

Công tác trồng rừng tiếp tục được các địa phương tích cực triển khai, bình quân hàng năm cả nước trồng được trên 200.000 ha rừng tập trung, trong đó 90% là rừng SX.

Dịch vụ môi trường thực sự trở thành nguồn tài chính quan trọng bền vững của ngành lâm nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả bảo vệ và phát triển rừng, tăng thu nhập cho người dân làm nghề rừng, tạo nguồn tài chính bền vững, giảm áp lực chi ngân sách nhà nước. 22/60 tỉnh có rừng đã có 57 mô hình cho thu nhập cao trên 100 triệu đồng/ha/năm.

Tại Hội nghị sơ kết hai năm thực hiện đề án tái cơ cấu lâm nghiệp cũng chỉ ra khá nhiều hạn chế, điển hình là việc triển khai thực hiện Đề án chưa đồng bộ. Nhiều địa phương chưa thực sự quan tâm, triển khai chậm, thậm chí còn lúng túng.

Đến nay, còn 25 tỉnh/thành phố chưa phê duyệt Đề án/kế hoạch hành động tái cơ cấu ngành lâm nghiệp tại địa phương mình. Kết quả tái cơ cấu trong thực tiễn mới chỉ là bước đầu và chưa tạo được chuyển biến rõ rệt, tăng trưởng của ngành chưa vững chắc.

Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức SX còn chậm, kinh tế hộ nhỏ lẻ ngày càng bộc lộ những hạn chế, yếu kém. Đặc biệt các lâm trường quốc doanh/công ty lâm nghiệp Nhà nước đổi mới rất chậm…

Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ những yếu kém chủ quan như nhận thức về tái cơ cấu ngành, cách tiếp cận trong nhiều lĩnh vực chậm thay đổi, tư duy cũ vẫn ảnh hưởng ở nhiều lĩnh vực của ngành.

09-31-37_3064
Ngành lâm nghiệp đạt được khá nhiều kết quả trong hai năm tái cơ cấu

Hoạt động nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật của các tổ chức Nhà nước hiệu quả chưa cao trong khi sự tham gia của doanh nghiệp, sự liên kết giữa các tổ chức Nhà nước và doanh nghiệp còn hạn chế…

Phát triển rừng gỗ lớn

Cũng theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Nguyễn Bá Ngãi, thực hiện kế hoạch nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm gỗ qua chế biến, đẩy mạnh phát triển rừng gỗ lớn của Bộ NN-PTNT, bước đầu đã đạt được một số kết quả tại một số địa phương.

Cụ thể, trong 5 tháng đầu năm, mặc dù sản lượng gỗ khai thác tăng khoảng 13% so với cùng kỳ năm 2014, nhưng lượng dăm gỗ XK giảm khoảng 15%, trong đó chủ yếu là thị trường Trung Quốc.

Một số tỉnh trọng điểm XK dăm gỗ đã ban han hành kế hoạch ngừng SX dăm gỗ XK từ năm 2015 (Bình Định) nhằm tạo nguyên liệu gỗ lớn cho SX, chế biến sản phẩm gỗ XK.

Một số doanh nghiệp đã đầu tư SX sản phẩm XK từ phế liệu, mùn cưa, dăm gỗ như viên nén năng lượng (Cty CP Thương mại Quảng Trị, Cty Lâm nghiệp Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh). Ngoài ra, Bộ NN-PTNT đã đồng ý xây dựng dây chuyền hai của Nhà máy ván MDF của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam tại tỉnh Bình Phước nhằm sử dụng nguyên liệu gỗ rừng trồng, gỗ cao su tại khu vực Đông Nam bộ.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Phúc Cường - Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Yên Bái cho rằng, trong Đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp trong thời gian tới ngoài việc tập trung phát triển rừng gỗ lớn, phát triển các cây lâm sản ngoài gỗ cần chú trọng nâng cao hơn nữa giá trị của rừng, đặc biệt là mức hỗ trợ cho các hộ dân chăm sóc, bảo vệ rừng.

09-31-37_img_2048
Công tác chăm sóc, bảo vệ rừng được chú trọng

Bởi ngay như tại Yên Bái hiện nay, 1 ha một năm người dân được trả 300.000 đồng tiền bảo vệ, mỗi hộ bình quân quản lí khoảng 10 ha thì một năm chỉ được có 3 triệu đồng, giá trị chỉ bằng một con lợn cắp nách.

Do đó, ngành nông nghiệp Yên Bái phải xây dựng ngay 2 đề án phát triển cây sơn tra để nâng thu nhập của người dân lên 5-7 triệu đồng/ha mới mong đảm bảo thu nhập cho người dân sống dựa vào rừng.

Còn ông Nguyễn Công Nông - Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Tuyên Quang cho biết, sau hai năm thực hiện tái cơ cấu tỉnh Tuyên Quang đã quy hoạch tổng thể và xác định được vùng kinh doanh gỗ lớn trên 11.000 ha.

Hiện đã thí điểm tại 5 công ty lâm nghiệp của tỉnh, riêng năm 2014, trồng 40 ha rừng gỗ lớn, đang tiếp tục nghiên cứu chuyển đổi 20 ha rừng gỗ nhỏ sang rừng gỗ lớn.

Một vấn đề được Bộ trưởng Cao Đức Phát vô cùng quan tâm và đặt câu hỏi trong nhiều hội nghị của ngành lâm nghiệp là trong nhiều thập kỷ qua, ngoài cây keo và bạch đàn, ngành lâm nghiệp gần như chưa tìm ra loại cây nào khác có tính phổ quát trên diện rộng cũng như đem lại giá trị kinh tế cao hơn. 
Tại sao tại một số địa phương như Hà Tĩnh, Yên Bái, Tuyên Quang… có nhiều giống cây lâm nghiệp mới, có triển vọng không thấy các nhà khoa học nghiên cứu, nhân rộng mà quanh đi quẩn lại chỉ có keo và bạch đàn?

Bên cạnh đó, tỉnh kiên quyết loại bỏ nguồn giống kém chất lượng đồng thời tiến hành xúc tiến hoạt động chuyển giao công nghệ SX giống keo lai bằng phương pháp nuôi cấy mô để đưa vào trồng rừng SX đại trà sẽ là cuộc cách mạng lớn cho tỉnh Tuyên Quang.

Vì vậy, các tỉnh miền núi như Tuyên Quang rất mong được Chính phủ, Bộ NN-PTNT hỗ trợ chuyển giao, SX thành công phương pháp nuôi cấy mô ra diện rộng.

Xác định tái cơ cấu ngành nông nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế, xã hội tỉnh trong giai đoạn đoạn 2014-2020, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Hà Tĩnh Nguyễn Bá Thịnh chia sẻ, ngay từ năm 2013 tỉnh Hà Tĩnh đã quyết liệt, tập trung chỉ đạo bằng việc ban hành một loạt chính sách hỗ trợ.

Điển hình là việc định hướng bà con nông dân chuyển đổi từ trồng rừng thâm canh gỗ nhỏ sang trồng gỗ lớn, đến nay đã trồng được 200 ha và trong năm 2015 này tiếp tục trồng thêm 250 ha.

Bên cạnh đó, Hà Tĩnh đã xây dựng được 33 mô hình SX lâm nghiệp hiệu quả, doanh thu từ 100 triệu đồng trở lên, gồm 11 mô hình rừng SX, 19 mô hình nông lâm kết hợp và 3 mô hình lâm sản ngoài gỗ. Tuy nhiên, cũng như nhiều địa phương khác, tỉnh Hà Tĩnh đang gặp khó khăn trong việc bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ và thu hút doanh nghiệp đầu tư.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát đánh giá cao nỗ lực của ngành lâm nghiệp trong hai năm qua. Bộ trưởng lưu ý ngành lâm nghiệp phải lấy thị trường hội nhập quốc tế làm định hướng phát triển. Giờ thực hiện gì cũng phải xác định, tính toán từ thị trường trở đi chứ không phải làm được đến đâu hay đến đó như những năm trước.

Thời gian tới, Bộ NN-PTNT sẽ chủ trì, phố hợp với Bộ Tài chính, Bộ Công thương và các bộ, ngành liên quan rà soát, đề xuất chính sách thuế trong lâm nghiệp, chú trọng đối với những mặt hàng lợi thế của Việt Nam như dăm gỗ XK và phát triển rừng gỗ lớn nhằm khuyến khích và thúc đẩy SX, kinh doanh lâm sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm sau chế biến.

Xây dựng kế hoạch tiếp cận thị trường cho XK sản phẩm gỗ, trước mắt tập trung vào thị trường Nga và Hàn Quốc. Đặc biệt sẽ tiến hành xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về xuất nhập khẩu hàng hóa lâm sản của Việt Nam làm cơ sở để thực hiện các biện pháp điều hành của Nhà nước.

Xem thêm
Hơn 61.000 người được hưởng lợi từ dự án VFBC

Dự án đã huy động và ghi nhận đầu tư hơn 33 triệu USD từ các doanh nghiệp thân thiện bảo tồn, giúp hơn 61.000 người được hưởng lợi từ dự án.

Du khách người Pháp chụp được hình mang Trường Sơn trên đỉnh Bạch Mã

THỪA THIÊN - HUẾ Những du khách người nước ngoài trong khi tham quan Vườn quốc gia Bạch Mã đã tình cờ gặp 2 cá thể mang Trường Sơn quý hiếm và đã ghi hình lại.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất