| Hotline: 0983.970.780

Tái cơ cấu ngành lúa gạo ĐBSCL: Lựa chọn chiến lược

Thứ Tư 25/06/2014 , 10:01 (GMT+7)

Ngày 24/6, tại TP Cần Thơ, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh chủ trì hội thảo “Tái cơ cấu ngành lúa gạo ĐBSCL”.

Hội thảo do Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD - Bộ NN-PTNT) tổ chức. Hơn 150 đại biểu gồm các nhà khoa học, đại diện lãnh đạo các tỉnh, TP vùng ĐBSCL, các tổ chức quốc tế và DN đã tham dự.

18-26-38_hoi-nghi-ti-co-cu-lu-go-dbscl-nh-lhv
Hội nghị Tái cơ cấu lúa gạo ĐBSCL

Tăng trưởng và thách thức

Theo Cục Trồng trọt, phác thảo bức tranh tổng thể ngành SX lúa gạo Việt Nam hiện nay, trên hai vùng đồng bằng SX lúa lớn cả nước: Vùng đồng bằng sông Hồng có diện tích trồng lúa 1,13 triệu ha, chiếm 14,34% diện tích SX lúa cả nước, sản lượng 6,64 triệu tấn, chiếm 15,08% sản lượng cả nước; vùng ĐBSCL có hơn 4,3 triệu ha đất trồng lúa, chiếm 54,82% cả nước, sản lượng 24,92 triệu tấn, chiếm 56,63% sản lượng cả nước.

Năng suất, sản lượng lúa từ năm 2000 đến 2012, mỗi năm đều tăng lên. Nếu từ thập niên 70 của thế kỷ trước, ở vùng ĐBSCL chủ yếu SX lúa 1 vụ, sản lượng không nhiều thì từ thập niên 80 sau đó nhờ những thành tựu cải tiến giống lúa ngắn ngày năng suất cao, đặc biệt đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi đáp ứng 80% nhu cầu tưới tiêu cùng với áp dụng tiến bộ kỹ thuật canh tác lúa đã tạo nên chuyển biến thần kỳ, tạo điều kiện thâm canh cho một số tiểu vùng tăng lên 3 vụ/năm, đảm bảo an ninh lương thực, tạo thu nhập cho nông dân và đến năm 2013 XK gạo đạt trên 6,5 triệu tấn.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây khi vụ lúa thu đông trong vùng SX năng suất có hướng tăng lên, giá tiêu thụ tốt hơn, tạo thu nhập tốt hơn cho nông dân thì thời vụ SX lúa vụ này đang bị đe dọa bởi tác động lũ, triều cường và những cảnh báo trước những kịch bản biến đổi khí hậu đối với SX nông nghiệp ở ĐBSCL.

Hơn nữa, quá trình thâm canh, một số vấn đề đối với môi trường cần được quan tâm như: Thu hẹp và mất dần các vùng sinh thái tự nhiên; thay đổi về môi trường đất trồng lúa, ô nhiễm nguồn nước sạch, tài nguyên thủy sản.

Bên cạnh đó, theo định hướng phát triển chất lượng lúa gạo Việt Nam trong tương lai: Năng suất, sản lượng lúa phải ổn định trong từng vụ lúa; giảm thiểu sự suy thoái về đất canh tác lúa; nguồn nước phục vụ SX và tiêu dùng, sức khỏe người trồng lúa được bảo vệ; thu nhập, lợi nhuận và đời sống nông dân được nâng cao; đời sống văn hóa - xã hội nông thôn được cải thiện.

Đó là chưa kể đến trong quá trình SX, cơ giới hóa trong các khâu thu hoạch, bảo quản, tồn trữ và chế biến sau thu hoạch còn yếu kém là những thách thức phía trước cần sóm khắc phục.

Tầm nhìn tương lai

TS Jong Ha Bae, Trưởng đại diện Tổ chức FAO tại Việt Nam dự báo: Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam và tiếp đến là Myanmar vẫn sẽ là nước XK gạo lớn trong tương lai. Triển vọng thương mại gạo XK sẽ còn tăng trong 10 năm tới.

18-26-38_ts-jong-h-be
TS Jong Ha Bae

Các nước châu Phi nhập khẩu gạo nhiều nhất, sau đó là các nước châu Mỹ la tinh. Việt Nam có cơ hội XK gạo sang thị trường châu Phi trong ngắn hạn. Tầm nhìn trung, dài hạn về thị trường lúa gạo thế giới, Việt Nam cần nhắm tới nâng cao chất lượng, SX giống lúa có phẩm chất gạo giá trị cao, bền vững.

TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Phó Viện trưởng IPSARD, nhận xét: Thị trường lúa gạo trong tương lai không “sáng rực” như trong vòng 5 năm qua. Nguồn cung lúa gạo Việt Nam tăng trong bối cảnh cầu thế giới tăng tương đối chậm. Tổng lượng tiêu thụ và lượng tiêu thụ gạo bình quân đầu người đang bắt đầu giảm.

Theo IPSARD, định hướng tái cơ cấu ngành lúa gạo sẽ là:

+ Đảm bảo an ninh lương thực quốc gia

+ Nâng cao thu nhập cho người trồng lúa

+ Phát triển bền vững: Canh tác bền vững, giảm chi phí SX, giảm ô nhiễm nguồn nước và phát thải khí nhà kính, giảm tổn thất sau thu hoạch, tăng chế biến tinh sâu và phụ phẩm.

Trong khi đó dự báo XK lúa gạo năm tới Thái Lan tăng trưởng mạnh, Việt Nam và Hoa Kỳ tăng trưởng nhẹ, Ấn Độ giảm. Thái Lan có thể trở lại là nước XK số 1 thế giới. Dự báo giá XK gạo có xu hướng giảm nhẹ trong những năm tới.

Nhìn về thị trường các nước nhập khẩu truyền thống như Philippines, Indonesia, Malaysia không ổn định. Từ năm 2010 đến năm 2013 Việt Nam tăng trưởng XK gạo sang Trung Quốc, nhưng nguy cơ bất ổn cao với thị trường này.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh nhận định: Với những ưu thế và điều kiện tự nhiên, SX nông nghiệp là ngành có lợi thế ở Việt Nam, đặc biệt SX lúa gạo. Trong gần 30 năm đổi mới, SX lúa gạo đóng vai trò tích cực, đạt được nhiều thành tựu, đảm bảo an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội, tạo thu nhập và việc làm cho nông dân, tăng thu ngoại tệ.

Song, ngành lúa gạo Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế về chất lượng, XK gạo có sức cạnh tranh chưa cao, tổ chức SX còn manh mún, liên kết SX qui mô lớn, liên kết vùng chưa phổ biến; hệ thống sấy, bảo quản sau thu hoạch, công nghiệp chế biến lúa gạo chưa phát triển, còn yếu kém, hiệu quả chưa rõ rệt.

Trước những khó khăn trên Chính phủ đã đưa ra nhiều biện pháp tích cực nhằm hỗ trợ nâng cao chất lượng SX lúa gạo theo hướng nâng cao hiệu quả, phát triển bền vững.

18-26-38_sx-lu-o-dbscl-nh-lhv
SX lúa ở ĐBSCL

Đặc biệt năm 2013 Chính phủ đã ký quyết định phê duyệt Tái cơ cấu ngành nông nghiệp với mục tiêu nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, trong đó xây dựng phát triển ngành lúa gạo hàng hóa có sức cạnh tranh trên cơ sở áp dụng KH- CN, tổ chức lại SX, quy trình canh tác bền vững, tăng cường liên kết nông dân với DN, xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường và nâng cao năng suất, chất lượng.

Vừa qua Bộ NN-PTNT chỉ đạo triển khai nhiều chương trình, đề án chiến lược quốc gia như: Chương trình phát triển SX theo chuỗi giá trị các ngành hàng, từ nghiên cứu chọn tạo giống, quy trình SX đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm; thực hiện tái cấu trúc ngành, tập trung một số ngành hàng chính.

Trong đó chú trọng công tác khuyến nông, khuyến cáo nông dân SX tăng tỷ lệ sử dụng giống lúa xác nhận, chọn những giống lúa có chất lượng, giá trị cao đạt 600- 1.000 USD/tấn; đồng thời giảm chi phí SX như phân bón, thuốc BVTV…

Xem thêm
Tôm Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ sẽ gánh thêm thuế chống trợ cấp

Tôm Việt Nam, Ấn Độ, Ecuador xuất khẩu sang Hoa Kỳ có thể bị buộc trả thuế chống trợ cấp sơ bộ với mức dao động từ dưới 2% đến tối đa 196%.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Tháp cao tầng là biểu tượng của các thành phố lớn trên thế giới

Cùng chiêm ngưỡng những tòa cao ốc đã và đang góp phần quảng bá hình ảnh của các thành phố và quốc gia lớn trên thế giới.

Chuyên gia: 'Thế giới có gì, Vinhomes Royal Island có đó, thậm chí còn có nhiều hơn'

Đảo Vũ Yên (Hải Phòng) đang là 'tâm chấn' của thị trường BĐS kể từ sau khi Vinhomes Royal Island chính thức ra mắt.

Bình luận mới nhất