| Hotline: 0983.970.780

Tại sao phải bọc AVAIL cho phân lân?

Thứ Sáu 14/11/2014 , 09:38 (GMT+7)

Thông qua chương trình “Đồng hành và chia sẻ” do VTV Cần Thơ phối hợp với Cty CP Phân bón Bình Điền tổ chức đã tạo sân chơi rất bổ ích cho nhà nông khắp mọi miền.

Ngoài những ý kiến do các diễn giả trao đổi trực tuyến với bà con, Ban Tổ chức còn ghi nhận được hàng loạt ý kiến để các nhà khoa học của Bình Điền nghiên cứu, trao đổi với bà con qua thư gửi trực tiếp tận tay người hỏi.

Những ý kiến được nhiều bà con quan tâm cũng được tổng hợp trao đổi trên mạng thông tin đại chúng để bà con cùng tìm hiểu. Bài này là một trường hợp như vậy.

Trước hết bà con cũng được biết trong 3 chất mà cây nào cũng cần với số lượng nhiều để tạo nên vật chất cây trồng là đạm (N), lân (P205) và kali (K20) thì chất P là loại dinh dưỡng tối cần thiết nhưng số lượng do cây lấy vào trong cây ít nhất so với 2 chất còn lại.

Ví dụ để có 1 tấn thóc, cây lúa lấy đi trung bình khoảng 18 kg N, 18 - 20 kg kali (K20), nhưng chỉ có 5 - 6 kg P (P205) mà thôi. Số lân cây lấy ít là do nhu cầu thực tế của cây như vậy. Nhưng thiếu P thì nhiều hệ lụy sẽ diễn ra với cây. Vì vậy ta nhất thiết phải cung cấp P cho cây.

06-39-01_dp-vil

Mặt khác, lân bón vào đất, cây cũng sử dụng được số lượng ít nhất, bình quân chỉ có khoảng 15 - 30%, nhưng trên đất càng chua thì tỷ lệ này còn ít hơn nhiều (khoảng 5 - 15%). Nghĩa là bón 100 kg lân, cây chỉ sử dụng được có 5 - 15 kg mà thôi.

Nguyên nhân chủ yếu là khi bón lân vào đất, do trong đất có sự hiện diện các chất sắt (Fe2+), nhôm (Al3+), Canci Ca2+, Magie (Mg2+).

Những ion này, đặc biệt là sắt và nhôm sẽ nhanh chóng kết hợp với lân (P205) để tạo thành phức chất khó tan, nên cây không hút được dạng lân này, hiện tượng đó người ta thường gọi là chất lân bị giữ chặt.

Từ lâu các nhà khoa học đã tìm các biện pháp để nâng cao hiệu quả của lân bón vào đất. Ví dụ, chia phân lân ra bón nhiều lần, ủ lân với phân chuồng để bón, hay dùng lân để nuôi bèo hoa dâu rồi vùi bèo vào đất để vừa cung cấp N vừa cung cấp P cho cây.

Những biện pháp trên đều mang lại hiệu quả khá tốt. Nhưng vẫn còn trở ngại khi áp dụng trên diện tích rộng. May thay, gần đây các nhà khoa học đã tìm ra được hợp chất dạng Copolymer của 2 Axit Maleic và Itaconic, tên thương phẩm là Avail.

Thiết nghĩ, nếu trên diện tích 7 triệu 300 ngàn ha lúa mà mỗi ha tiết kiệm được 30 kg DAP thì con số này đáng quý biết bao. Nhận thức được lợi ích to lớn như vậy nên Cty Bình Điền không những chỉ bọc chất Avail cho phân DAP mà nhiều loại phân NPK khác cũng đã được bọc chế phẩm này.
Chính vì vậy khi sử dụng phân NPK Đầu Trâu vừa giảm được lượng phân bón vào, giúp giảm chi phí đầu tư, vừa nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế mà môi trường cũng được cải thiện.

Chế phẩm này khi bọc với chất lân để bón vào nước thì chất P được bảo vệ không cho các chất sắt và nhôm tiếp xúc với chất P ngay, nên phản ứng kết hợp giữa chúng được ngăn chặn trong một thời gian, thời gian này đủ để cho rễ cây có thể hút được nhiều lân hơn vào cây, cây khỏe hơn do bộ rễ cây được nuôi dưỡng tốt hơn.

Bằng cách đó làm cho tỷ lệ lân ta bón vào được cây sử dụng nhiều hơn, ta gọi hiệu quả sử dạng lân cao hơn.

Các số liệu khoa học thu được ở các nước cũng như số liệu thực nghiệm thu được ở Việt Nam cũng cho thấy phân lân được bọc bằng chế phẩm Avail nâng hiệu quả sử dụng lân tăng lên từ 25 - 50% tùy thuộc môi trường đất và hàm lượng lân chứa trong trong đất nhiều hay ít, có khi còn có hiệu quả cao hơn nhiều.

Khi dùng chất Avail bọc cho phân DAP, một loại phân chứa 18% N và 46% P205 để bón cho cây đã nâng hiệu quả sử dụng lân lên rất rõ.

Ví dụ nếu một vụ lúa cần bón thêm 30 kg lân (P205), nhưng nông dân thường bón ít nhất là 2 bao DAP (100 kg DAP bằng 46 kg P205)/ha. Nhưng khi dùng phân DAP-Avail chỉ cần bón từ 70 - 75 kg là đủ, như vậy cũng tiết kiệm được 25 - 30% số lân bón vào.

Vậy thì bà con sử dụng phân DAP thường như thế nào thì nay dùng phân DAP-Avail cũng như vậy, chỉ có điều khác duy nhất là lượng bón giảm xuống khoảng 30% so với khi bón DAP thường mà thôi.

Xem thêm
Hơn 300 đại lý tham gia Hội nghị khách hàng Japfa Việt Nam

Ngày 28/3, Hội nghị khách hàng khu vực miền Bắc của Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam (Japfa Việt Nam) được tổ chức tại Vĩnh Phúc với chủ đề 'Đồng kiến tạo giá trị'.

Đề xuất không xử phạt hành chính thuốc thú y chưa kịp công bố hợp quy

Bộ NN-PTNT đề xuất Chính phủ không xử phạt thuốc thú y đã được cấp chứng nhận lưu hành nhưng chưa thực hiện công bố hợp quy từ ngày 14/2/2024 đến ngày 31/5/2025.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất