| Hotline: 0983.970.780

Tái thiết Vinashin

Thứ Tư 04/08/2010 , 21:33 (GMT+7)

Một phát hiện mới đây còn cho thấy Vinashin đang nợ nước ngoài không có bảo lãnh của Chính phủ lên đến 600 triệu USD.

Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng (ngồi giữa) chủ trì cuộc họp báo.
Đó là tuyên bố của Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng tại cuộc họp báo thường kỳ của Chính phủ chiều 4/8.

“Sẽ có một Vinashin mới chỉ tập trung vào những thứ liên quan đến tàu”. Phó Thủ tướng khẳng định và giải thích về nguyên nhân tiếp tục tái thiết Vinashin sau những thất bại được xem là thảm họa. Số tiền đầu tư vào Vinashin cũ là quá lớn. Đến tháng 6/2010, tổng tài sản của Vinashin khoảng 104.000 tỷ đồng nhưng tổng số nợ là 86 nghìn tỷ đồng, vốn điều lệ thấp lại sử dụng vốn dàn trải nên tỷ lệ nợ phải trả vốn chủ sở hữu gần 11 lần, rơi vào tình trạng mất cân đối tài chính nghiêm trọng, đứng trước nguy cơ phá sản, SX đình đốn, công nhân chuyển việc, bỏ việc gần 17.000 người, mất việc gần 5.000 người...

Cũng trong cuộc họp báo, ông Nguyễn Xuân Phúc, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đã báo cáo tình hình KT-XH trong tháng 7 và 7 tháng từ đầu năm, các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô ngày càng tốt như chỉ số giá tiêu dùng, hạn chế nhập khẩu, đẩy mạnh xuất khẩu, tỷ giá ổn định, thu chi ngân sách tốt. Các lĩnh vực an sinh xã hội đều được xử lý kịp thời, ANQP, cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, giải quyết khiếu nại, đặc biệt là lĩnh vực đối ngoại đều đạt được nhiều kết quả tích cực. Từ nay đến cuối năm, Chính phủ sẽ tập trung kiểm soát tốt hơn lạm phát, tháo gỡ tín dụng cho SXKD, đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập siêu, đẩy mạnh CPH DNNN, khắc phục thiên tai, đảm bảo đời sống cho người dân, chỉ đạo các ngành chuẩn bị tốt cho đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội, tạo khí thế mới trước, trong và sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 11.

Những con số đó cho thấy nếu chúng ta chấp nhận phá sản thì không còn cách nào thanh toán số nợ khổng lồ. Vì thế, việc tái thiết một Vinashin mới từ những tàn tích và các bài học kinh nghiệm do Vinashin cũ để lại là việc làm cần thiết bởi “nếu để Vinashin phá sản thì tất cả sẽ trở thành đống sắt vụn và chúng ta phải xây dựng nên một ngành công nghiệp tàu thủy mới. Tình hình vẫn trong tầm kiểm soát và chắc chắn sẽ tái thiết thành công”.

Ngày 31/7/2010 Ban cán sự Đảng Chính phủ đã báo cáo và được Bộ Chính trị đồng ý về chủ trương thảo luận, thống nhất đánh giá tình hình và mục tiêu, giải pháp để ổn định trở lại Tập đoàn Vinashin. Quan điểm chủ đạo để tái thiết một Vinashin mới chỉ tập trung đầu tư những hạng mục liên quan đến tàu và tuyệt đối phải chấm dứt việc kinh doanh vận tải biển. Các năm 2008, 2009, Thường trực Chính phủ đã họp nhiều lần để xử lý các vấn đề liên quan đến tháo gỡ khó khăn, duy trì phát triển đối với Tập đoàn Vinashin với nhiều giải pháp.

Đến nay, các dự án về Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã khởi động trở lại, ở Nhà máy đóng tàu Dung Quất hơn 1.000 công nhân nghỉ việc (trong tổng số hơn 6.000) đã trở lại làm việc, dự kiến tháng 10/2010 sẽ hạ thủy được tàu chở dầu 104.000 tấn. Nhiều tàu trong đội tàu viễn dương chuyển về TCty Hàng hải Việt Nam đã hoạt động trở lại, khắc phục tình trạng ngưng trệ hàng loạt. Mới đây, Tập đoàn Vinashin đã bán được 4 con tàu đóng mới trị giá gần 110 triệu USD cho khách hàng và chuyển nhượng được một số dự án đầu tư ngoài ngành chính để thu hồi vốn; đang dồn sức hoàn tất những con tàu đang đóng dở dang.

Những động thái cho thấy Vinashin đang có dấu hiệu hồi phục.

Chính phủ đã kết luận, những yếu kém và sai phạm nghiêm trọng của lãnh đạo Tập đoàn Vinashin như: trình độ cán bộ lãnh đạo quản lý chưa đáp ứng yêu cầu, có nhiều quyết định trái pháp luật; tổ chức phát triển hệ thống DN quá dàn trải và quản lý nhân sự cán bộ không chặt chẽ....là nguyên nhân trực tiếp khiến Vinashin thành thảm họa. Đặc biệt là việc báo cáo không đúng thực trạng về sử dụng vốn, về đầu tư, về phát triển thêm DN, ngành nghề kinh doanh và tình hình hoạt động SXKD. Năm 2009 và quý I năm 2010 thua lỗ nhưng vẫn báo cáo có lãi. Thực hiện nhiều dự án đầu tư ngoài quy hoạch, không đúng quy định của pháp luật hiện hành; quyết định sử dụng vốn kém hiệu quả, có biểu hiện sai trái; sử dụng một số vốn lớn để mua tàu vận tải biển của nước ngoài, trong đó có những con tàu mua quá cũ. Không nghiêm túc thực hiện những ý kiến chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền...

Tuy nhiên vấn đề được dư luận quan tâm là nguồn vốn để thanh toán số nợ khổng lồ của Vinashin lấy từ đâu? “Trước hết, Tập đoàn Vinashin có trách nhiệm, chủ động, tích cực giải quyết các vấn đề về tài chính của mình thông qua việc thu hồi, thoái vốn, CPH, bán, chuyển giao dự án ngoài ngành chính để có nguồn tài chính phục vụ yêu cầu duy trì và phát triển SX. Nhà nước cấp đủ vốn điều lệ từ Quỹ Hỗ trợ sắp xếp DN, bằng các nguồn tài chính thích hợp cho Tập đoàn Vinashin vay để trả nợ nước ngoài đến hạn, cơ cấu lại nợ tín dụng, hoàn thành các dự án dở dang, các con tàu đang đóng để đưa vào sử dụng, để bán và sẽ hoàn trả vốn vay từ kết quả sản xuất kinh doanh”- Phó Thủ tướng khẳng định.

Một phát hiện mới đây cho thấy Vinashin đang nợ nước ngoài không có bảo lãnh của Chính phủ lên đến 600 triệu USD. Về vấn đề này, Tổ cơ cấu tài chính liên ngành của Chính phủ đang kiểm tra và làm rõ, sai phạm đến đâu xử lý đến đó. Tất cả các sai phạm sẽ được xử lý hoàn tất trước kỳ đại hội Đảng toàn quốc.

Theo chỉ đạo của Chính phủ, Hội đồng quản trị Tập đoàn Vinashin bước đầu đã xây dựng phương án sản xuất kinh doanh mới, sơ bộ tính toán các năm 2010-2012 còn lỗ, dự báo năm 2013, 2014 bắt đầu có lãi và sau 2015 phát triển ổn định. Chính phủ cũng đã thành lập BCĐ do Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng phụ trách, thành phần có lãnh đạo các bộ, ban, ngành liên quan để tổ chức chỉ đạo có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp nêu trên.

Xem thêm
Đưa cán bộ khuyến nông sang Nhật Bản học tập và làm việc

HÀ NỘI Ngày 22/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam tiếp và làm việc với đoàn đại biểu quận Nikicho (tỉnh Hokkaido, Nhật Bản).

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hàng trăm tấn rong trôi dạt vào biển Đồ Sơn, Cát Bà là rong mơ

HẢI PHÒNG Những ngày vừa qua, tại khu vực biển thuộc quần đảo Cát Bà và Đồ Sơn xuất hiện hàng trăm tấn rong trôi dạt vào bờ, rồi tràn lên các bãi tắm.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.