| Hotline: 0983.970.780

Tạm biệt SEA Games 26

Thứ Tư 23/11/2011 , 09:51 (GMT+7)

SEA Games 26 kết thúc rực rỡ với thể thao Việt Nam khi chúng ta giành được 96 HCV, vượt xa mục tiêu đề ra để đứng thứ 3 toàn đoàn. Nhưng trong niềm vui lớn ấy vẫn còn những nỗi buồn tê tái.

SEA Games 26 kết thúc rực rỡ với thể thao Việt Nam khi chúng ta giành được 96 HCV, vượt xa mục tiêu đề ra để đứng thứ 3 toàn đoàn. Nhưng trong niềm vui lớn ấy vẫn còn những nỗi buồn tê tái.

NHÌN LẠI U23 VIỆT NAM

U23 Việt Nam mang theo bao kì vọng của người hâm mộ nhưng  đã để lại nỗi thất vọng não nề, khi thầy trò HLV Goetz còn không giành nổi tấm HCĐ. Nhìn vào màn thể hiện suốt giải đấu, ai cũng nhận định tất cả các cầu thủ đều chơi dưới sức.

HLV Falko Goetz đã mang đến SEA Games 20 cầu thủ, thì ngoài tiền đạo Tuấn Anh và hai hậu vệ Thanh Hào, Quốc Long ít được sử dụng, cả 17 người còn lại đều chinh chiến liên tục suốt 7 trận đấu. Nếu so sánh về lực lượng với các đội bóng khác, chất lượng cầu thủ Việt Nam không hề thua kém. Nhưng chúng ta đã thất bại nặng nề và ngoài yếu tố khách quan, nhiều trụ cột đã không đạt điểm rơi phong độ tốt nhất.

Người để lại dấu ấn nhiều nhất của U23 Việt Nam tại SEA Games năm nay chính là thủ môn Bửu Ngọc. Người hâm mộ nước nhà chắc chắn không quên hình ảnh Ngọc cản phá ít nhất không dưới 5 bàn thua trước Indonesia và tinh thần chiến đấu kiên cường khi bị chấn thương càng khiến đóng góp của Bửu Ngọc đáng ghi nhận. Ngoài thủ thành người Đồng Tháp, thủ quân Thành Lương cũng trải qua một kỳ SEA Games đầy cố gắng. Lương có thể không ghi được nhiều bàn thắng, nhưng sự điềm đạm, chắc chắn và tinh thần chiến đấu của anh là tấm gương cho các đồng đội.

Văn Quyết cũng đã chơi không đến nỗi tồi, đặc biệt khi anh là chân sút số 1 của đội bóng với 5 bàn thắng. Tuy vậy, ai cũng nhận ra Quyết còn quá thiếu bản lĩnh, kinh nghiệm ở các trận đấu lớn. Từ chỗ cầu thủ vốn không có suất đá chính, Hoàng Thịnh cũng đóng góp được không ít dấu ấn nhờ sức mạnh, sự năng nổ ở khu vực giữa sân. Đồng đội của anh ở giữa sân là Trọng Hoàng cũng thi đấu cần mẫn, nhiệt tình trong suốt giải đấu, nhưng điều HLV Goetz chờ đợi ở anh là sự sáng tạo, thông minh trong thi đấu thì Hoàng “bò” lại không làm được.

Khi U23 Việt Nam rất cần một trung phong chơi ổn định thì Văn Thắng lại gây thất vọng bởi sự vụng về, vô duyên trong cách xử lý bóng. Hoàng Thiên lại quá yếu bóng vía trong các trận đấu lớn, trong khi Đình Tùng sa sút hoàn toàn do bị chấn thương. Đinh Thanh Trung cũng rất được kỳ vọng, nhưng càng thi đấu anh càng cho thấy sự non nớt trong các pha xử lý.

Nhưng hàng thủ mới là tuyến để lại nhiều thất vọng nhất, khi cả 3 trung vệ Long Giang, Huỳnh Phú và Anh Quang đều chơi dưới sức. Long Giang đánh mất chính mình do chấn thương dai dẳng, hai người còn lại thì quá non kém về kinh nghiệm và hạn chế về đẳng cấp. Ba hậu vệ biên Văn Hoàn, Xuân Hiếu và Ngọc Anh thi đấu thiếu hiệu quả trong tấn công, nhưng lại thường để mất vị trí khiến hàng thủ Việt Nam luôn bị đối thủ khoét vào cánh. Còn với thủ thành Tuấn Mạnh, sự bất lực của anh trong thất bại 1-4 trước Myanmar càng khiến người hâm mộ thêm nhớ Bửu Ngọc.

Đây là kỳ SEA Games cuối cùng của Thành Lương, Trọng Hoàng, Long Giang hay Ngọc Anh, họ đã rất nỗ lực nhưng không thể đạt tới giấc mơ Vàng SEA Games. U23 Việt Nam đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước thềm giải đấu này, nhưng có lẽ ngoài yếu tố chuyên môn, HLV Falko Goetz đã tính sai điểm rơi phong độ của các cầu thủ. Và thất bại trên đất Indonesia thực sự là vết nhơ lớn trong lịch sử bóng đá Việt Nam tại đấu trường khu vực.

Duy Khánh

 

Điền kinh thăng hoa

Tại SEA Games 26, đoàn điền kinh Việt Nam đã hoàn thành quá chỉ tiêu với chiếc 8 chiếc HCV, đặc biệt Trương Thanh Hằng giành “cú đúp” ở hai nội dung 1.500m và 800m. Các VĐV tên tuổi khác như Vũ Văn Huyện, Dương Thị Việt Anh cũng thể hiện được phong độ cao nhất, bên cạnh sự tỏa sáng của các “cánh chim lạ” Nguyễn Thị Thanh Phúc (đi bộ 20km nữ) hay Dương Văn Thái (800m nam). Đây là một thành quả hết sức ghi nhận của điền kinh Việt Nam, khi chúng ta đối diện quá nhiều khó khăn trên đất Indonesia.

Nhưng trong thành công đó, người hâm mộ không khỏi buồn với thất bại của “nữ hoàng tốc độ” Vũ Thị Hương. Dù gặp sự cố chấn thương từ đầu giải, tuy nhiên chẳng ai nghĩ cô gái người Thái Nguyên lại sa sút đến vậy. Hương chỉ giành HCĐ ở cả 3 nội dung thi đấu, trong đó có hai cự ly sở trường là 100m, 200m. Vũ Thị Hương dù suy sụp tinh thần như cô không hề đánh mất ý chí và khẳng định sẽ tìm lại chính mình tại SEA Games 2013.

Đ. Hương 

Thể dục dụng cụ thống trị khu vực

Đúng như dự đoán, Thể dục dụng cụ trở thành môn thi đấu mang về nhiều “Vàng” nhất cho đoàn Việt Nam với 11 tấm HCV. Đặc biệt trong ngày 15/11, các VĐV đã giành đến 9 tấm HCV để giành sự thống trị tuyệt đối ở khu vực. Ngoài VĐV đạt tầm cỡ thế giới Phan Thị Hà Thanh (nhảy ngựa, toàn năng và tự do nữ), cả “búp bê” Ngân Thương lẫn Phạm Phước Hưng cũng có được cho riêng mình hai tấm HCV. Thể dục dụng cụ Việt Nam năm nay cũng chứng kiến sự thăng hoa của các VĐV trẻ như Nguyễn Hà Thanh (nam), Đặng Nam, Tuấn Đạt, Hoàng Cường...

Nguyễn Nam 

Mỏ vàng đến từ các môn võ thuật

Ngay từ trước giải, các môn võ thế mạnh của Việt Nam chính là niềm hy vọng số 1 để chúng ta đua tranh vị trí ở top 3, dù chắc chắn việc bị nước chủ nhà xử ép là điều khó tránh khỏi. Taekwondo là đoàn duy nhất không hoàn thành mục tiêu khi chỉ có được 3 HCV của Đình Toàn-Minh Tú, Dương Thành Tâm, Hà Thị Nguyên dù chúng ta vào tới hơn 10 Nội dung chung kết. Karatedo cũng chỉ giành 3 HCV của nhà vô địch ASIAD Bích Phương cùng Thạch Thị Trang, Vũ Nguyệt Anh, còn lại Việt Nam đã thua đến hơn 10 trận chung kết cuối cùng.

Wushu trong những ngày đầu thất vọng cuối cũng đã kết thúc với 4 tấm HCV. Mai Phương thi đấu xuất sắc ở nội dung quyền biểu diễn, sau đó đến ngày 21/11 lần lượt Nguyễn Thị Bích, Tần Thị Lý, Phan Văn Hậu chiến thắng ở các nội dung tán thủ. Judo cũng góp vào thành công chung của các môn võ với 4 HCV còn Pencak Silat cũng đoạt 6 HCV (đều trong ngày 17/11). Vovinam cũng mang lại được 5 HCV còn môn võ mới Kempo cũng đóng góp được 4 HCV. Cuối cùng, Vật chính là môn võ chơi thành công nhất với 8 HCV và chúng ta xếp nhất toàn đoàn ở môn thi đấu này.

N. Thủy 

Bắn súng, bơi, lặn, đấu kiếm cùng tỏa sáng

Bắn súng Việt Nam cũng có một SEA Games 26 đầy thành công với tổng cộng 7 HCV, riêng xạ thủ Hoàng Văn Vinh giành “cú đúp” ở hai nội dung 10m súng ngắn và 25m ổ qua. Dù mới lạ lẫm, nhưng Đấu kiếm Việt Nam cũng giành được 5 HCV ở các nội dung cá nhân, đồng đội. Sau giải đấu này, làng đấu kiếm Đông Nam Á xuất hiện thêm nhiều nữ kiếm thủ xuất sắc như Trần Thị Len, Nguyễn Lệ Dung...

Đội tuyển bơi lội chơi không thật sự thành công với chỉ 4 HCV, nhưng chúng ta đã cho trình làng nhiều ngôi sao lớn. Châu Bá Anh Tư giành 2 HCV khi thống trị ở hai đường đua 5.000m và 10.000m nam. Nhưng “kình ngư” Hoàng Quý Phước mới là nhân vật nổi bật nhất trên đường đua xanh khi giành 2 HCV (100m tự do và 100m bơi bướm), đặc biệt anh còn lập kỷ lục SEA Games mới. Ở các môn thi đấu đáng chú ý khác, lặn mang về 6 HCV còn Canoeing cũng giành 2 HCV ở năm đầu tiên tham dự.

V. Huyền

Xem thêm
Báo Nhân Dân ra mắt MV Kenny G 'Going Home' quảng bá du lịch Việt Nam

Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV 'Going Home' - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam.

Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm