| Hotline: 0983.970.780

Tằm dâu sản xuất tơ nhện

Thứ Năm 07/10/2010 , 12:13 (GMT+7)

Người ta nuôi vi khuẩn trong các thùng, thả từng mẻ vi khuẩn đã tạo tơ vào nước rồi kéo các sợi tơ cực mịn ra, hong khô, đem dệt.

Tơ nhện do tằm biến đổi gene sản xuất
Tơ nhện có nhiều tính năng rất quý nên giá trị cao, lại có nhu cầu lớn để dệt ra các loại vải chuyên dụng. Nhưng người ta không thể mở trang trại nuôi nhện lấy tơ vì chúng rất hung hăng. Các nhà khoa học giải quyết vấn đề bằng hai cách: Cấy protein của nhện vào vi khuẩn để chúng tiết ra sợi tơ và biến đổi gene loài tằm dâu để chúng sinh ra loại kén pha giữa tơ tằm và tơ nhện. Cách thứ hai được chú ý nhiều hơn vì có thể tiếp nối nghề nuôi tằm lấy tơ truyền thống như ở Việt Nam.

Đặc tính của loại tơ do nhện nhả ra dưới dạng mạng nhện là có sức kéo rất lớn đến 508Mpa và khả năng đàn hồi càng tuyệt vời hơn nữa, đạt mức 21Gpa, điều mà chưa một loại tơ thiên nhiên hay tơ nhân tạo nào như Kevlar có thể đạt được. Thêm vào đó tơ nhện tương thích với các điều kiện sinh học của con người nên được dùng để sản xuất các dụng cụ y khoa hay băng cứu thương có tính sát khuẩn tự nhiên. Hai lĩnh vực đòi hỏi khối lượng tơ nhện lớn nhất là các loại vải thể thao, vải bảo vệ kể cả áo chống đạn và các sợi dây dù, tiếp theo là các loại vật liệu nhẹ siêu bền sử dụng trong nhiều ngành kỹ thuật, bao gồm vật liệu xây dựng và composite làm thân máy bay.

Từ nhiều năm trước giới khoa học coi việc sản xuất thương mại các loại tơ nhện là mục tiêu quan trọng của ngành vật liệu. Viện KHCN hiện đại Hàn Quốc (KAIST) cùng Đại học Quốc gia ở Seoul và Đại học Tufts đã thành công trong việc cấy các đoạn protein tơ nhện glycyl-tRNA vào vi khuẩn đường ruột Escherichia coli để chúng sinh ra các sợi tơ. Tơ do vi khuẩn biến đổi dinh dưỡng này tạo ra có phân tử khối đạt đến mức cực đại 285 kilodalton, nhờ đó mà sức bền và khả năng đàn hồi cùng các tính năng khác không thua kém gì loại tơ do nhện nhả ra. Người ta nuôi vi khuẩn trong các thùng, thả từng mẻ vi khuẩn đã tạo tơ vào nước rồi kéo các sợi tơ cực mịn ra, hong khô, đem dệt.

Trong khi đó Phòng thí nghiệm Kraig Biocraft hợp tác cùng các Trường Đại học Notre Dame và Đại học Wyoming tập trung vào việc cấy các đoạn DNA, gọi là piggyBac transposon, của nhện vào loài tằm dâu cho tơ truyền thống để chúng sản sinh loại tơ tốt hơn có các tính năng trung gian giữa tơ tằm và tơ nhện. Điều lợi của giải pháp biến đổi gene này là có thể khai thác kinh nghiệm và cả cơ sở vật chất cùng thị trường của ngành nuôi tằm tơ truyền thống. Nhờ đó giá thành rẻ hơn so với giải pháp biến dưỡng vi khuẩn và khối lượng cũng tăng nhanh đáp ứng cả yêu cầu sản xuất mặt hàng truyền thống và chuyên dụng. Trên thực tế đây sẽ là một cuộc cạnh tranh đòi hỏi các nhà dâu tằm tơ nước ta phải quan tâm hơn nữa đến các tiến bộ khoa học.

Xem thêm
Trại cầy vòi mốc lớn nhất miền Bắc thu hàng chục tỷ mỗi năm

Gần 20 năm gắn bó với cầy vòi mốc, anh Phạm Văn Hùng ở huyện Lục Nam, Bắc Giang đang thu được hàng chục tỷ đồng mỗi năm nhờ tâm huyết với loài vật này.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất