| Hotline: 0983.970.780

Tạm dừng nhập khẩu BOOM FLOWER-n

Thứ Sáu 05/02/2010 , 10:30 (GMT+7)

Đó là kết luận của Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Bùi Bá Bổng sau khi nghe ý kiến của Hội đồng khoa học công nghệ Bộ NN-PTNT về vấn đề phân bón có chứa chất Nitrobenzene gây xôn xao dư luận mà NNVN đã phát hiện, đăng tải nhiều bài viết trong những ngày qua.

Đó là kết luận của Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Bùi Bá Bổng sau khi nghe ý kiến của Hội đồng khoa học công nghệ Bộ NN-PTNT về vấn đề phân bón có chứa chất Nitrobenzene gây xôn xao dư luận mà NNVN đã phát hiện, đăng tải nhiều bài viết trong những ngày qua.

>> Vụ phân bón chứa chất độc: Phát hiện lớn của NNVN
>> Vụ chất độc nitrobenzene trong phân bón: Thiếu kiểm soát!
>> Sử dụng chất độc làm phân bón: Các Cục, Sở nói gì?
>> Buôn bán Nitro Benzen: ''Được mùa'' nhờ phân bón lá
>> Phân bón chứa chất độc: Giới khoa học kịch liệt phản đối
>> Phân bón chứa chất độc - Sự thật đang được che giấu?
>> Nông dân ''vô tư'' sử dụng phân bón lá chứa chất độc

Hội đồng khoa học công nghệ Bộ NN - PTNT đã mất trọn buổi sáng ngày 4/2/2010 để họp tư vấn về vấn đề phân bón có chứa chất Nitrobenzene gây xôn xao dư luận sau khi được đăng tải trên Báo NNVN. Có 20/26 nhà khoa học, nhà quản lý tham dự theo danh sách trước đó đã công bố. Chủ trì cuộc họp là Thứ trưởng Bùi Bá Bổng. TS Trương Hợp Tác, Cục Trồng trọt đã báo cáo khá đầy đủ về phân bón lá Boom Flower-n có chứa hoạt chất Nitrobenzene từ lúc khảo nghiệm đến khi đưa vào danh mục.

Tuy nhiên khi có dư luận đây là chất độc, Cục Trồng trọt đã xin ý kiến các cơ quan khoa học, cơ quan quản lý nhà nước về đặc tính của nó và tác động tới an toàn con người, cây trồng, môi trường. Cục BVTV xác định: “Hoạt chất Nitrobenzene chưa có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại VN. Viện Thổ nhưỡng Nông hoá xác định, trong các tài liệu nước ngoài cũng như trong nước chưa thấy có đánh giá nào về Nitrobenzene là chất kích thích sinh trưởng. Quan điểm của Viện này là không nên sử dụng Nitrobenzene như một chất kích thích sinh trưởng.  

Nông dân đang sử dụng phân bón lá mà không biết trong đó có chất độc

TS Nguyễn Thị Kim Thanh - Bộ môn Sinh lý thực vật, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội: Nitrobenzene không thuộc danh mục các chất kích thích sinh trưởng hoặc ức chế sinh trưởng cây trồng, thuộc nhóm chất gây ung thư. Chất này có thể ngấm sâu vào nước ngầm, vào tầng đất, khó phân huỷ gây ô nhiễm môi trường nên đề nghị không được sử dụng hợp chất này trong thành phần phân bón sẽ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, ô nhiễm môi trường…

Trước khi thảo luận, Cục Trồng trọt có ý kiến: Để đảm bảo an toàn sức khoẻ cho cộng đồng, chất lượng nông sản và môi trường, Cục đề nghị Hội đồng khoa học tư vấn của Bộ kết luận một số vấn đề sau: Phân bón Boom Flower-n chứa 20% Nitrobenzene có phải là chất kích thích sinh trưởng hay không? Có gây độc hại tới con người, sản phẩm cây trồng và môi trường hay không? Có nên sử dụng như là phân bón lá hay không? Nếu sử dụng làm phân bón lá thì nên sử dụng cho đối tượng cây trồng nào? Sau những lời mào đầu ấy, cuộc họp sôi nổi hẳn và gần như chia thành hai luồng quan điểm.

TS Bùi Huy Hiền - Tổng biên tập Tạp chí Nông nghiệp, nguyên Viện trưởng Viện Thổ nhưỡng Nông hóa cho rằng nhà cung ứng nói hơi quá vì Boom Flower-n phun cho lá không bao giờ lại cải tạo được thành phần trong đất. “20% của nó là Nitrobenzene còn 80% là dung môi gì? Theo tôi chất này phun cho hoa, cây cảnh, những thứ để ngắm thì được chứ chưa nên phun cho nông sản vì biết đâu nó gây ra ung thư” - TS Hiền nói. GS Đỗ Ánh - Hội khoa học đất VN cho rằng khi dùng chế phẩm này cây sử dụng được một ít chất dinh dưỡng nhưng mà để lại gốc benzene rất bền vững nên cần làm tiếp thí nghiệm xem có để lại dư lượng trong nông sản hay không.

GS Nguyễn Quang Thạch, Viện Sinh học Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội phân tích: “Cách đây chừng 20 năm, chúng ta dùng 2,4 D để tạo cà chua không hạt, quả ra rất đẹp, được công nhận như một tiến bộ KHKT rồi mới biết đó là chất cực độc, gây ung thư. Giờ vấn đề an toàn thực phẩm đặt ra rất cao, có thể có những nguy cơ khi sử dụng Nitrobenzene, vì thế có chăng chỉ nên sử dụng nó cho những loại cây trồng không ăn được".

GS Lê Văn Tiềm - Hội khoa học đất VN nêu quan điểm bên nước xuất khẩu đã sử dụng rộng rãi chứ không phải họ mới mang vào VN để thí nghiệm nhưng tạm thời ta không nên sử dụng sản phẩm này cho rau ăn lá, cây ăn quả, chè và kho chứa, người phun phải có phương tiện bảo hộ. GS Vũ Triệu Mân, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội góp ý nên tham khảo ý kiến của các nước tiên tiến về chế phẩm Boom Flower-n, nếu họ dùng được thì ta dùng được.

TS Nguyễn Hữu Huân - Cục BVTV cho rằng có thiếu sót trong việc trên nhãn của Boom Flower-n ghi quá chung chung. GS Ngô Thế Dân - Hội làm vườn VN: “Trước tình hình hiện nay, nhà sản xuất, nhà quản lý nhất là nông dân đều lo ngại vì Boom Flower-n, nhất là khi chúng ta là nước xuất khẩu nông sản lớn. Do vậy theo ông nhà sản xuất cần cung cấp thêm thông tin, nhất là từ các nước tiên tiến có áp dụng chế phẩm này không?".

Dựa trên đa số ý kiến của Hội đồng khoa học, Thứ trưởng Bùi Bá Bổng kết luận: “Trong giai đoạn hiện nay cần kiến nghị tạm dừng nhập chế phẩm Boom Flower-n.

Đối với lượng chế phẩm mà DN đã nhập khẩu, họ vẫn được bán nhưng phải chỉnh sửa lại nhãn mác theo đúng quy định và phải có hướng dẫn cụ thể việc sử dụng chế phẩm này một cách an toàn. Trước mắt khuyến cáo ngưng sử dụng nó cho rau, cây ăn trái, chè và làm các thí nghiệm tồn dư để có kết luận cuối cùng”.

TS Phan Huy Thông - Cục Trồng trọt cung cấp thêm thông tin rằng khi hỏi nhà sản xuất các nước Úc, Niu Di Lân có cho phép sử dụng chất này như thông tin không thì họ không cung cấp được chứng cứ. TS Nguyễn Đăng Nghĩa - Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam đặt ra mệnh đề khá lạ tai rằng: “Không có chất nào độc, chất nào không độc mà chỉ có liều lượng độc, liều lượng không độc. Các thuốc BVTV hiện nay nếu xét nguy cơ ung thư thì loại hết…”.

PGS Nguyễn Văn Bộ, Viện KHNN Việt Nam nói: “Chúng ta chỉ dựa vào tài liệu nước ngoài chứ xem xét các vấn đề môi trường và sức khoẻ của một chất ta không đủ tiền, máy móc để làm. Boom Flower-n là sản phẩm minh bạch vì nếu nhà sản xuất biết Nitrobenzene là chất độc sao còn in đậm thành phần của nó lên nhãn bao… Tuy nhiên Hội đồng khoa học khi công nhận là chế phẩm phun lá chứ không phải là phân, cũng chẳng phải là chất điều hoà sinh trưởng nên cần ghi lại nhãn mác và hướng dẫn sử dụng".

Cuộc họp mỗi lúc một gay gắt khiến TS Hiền phải thừa nhận: “Chúng ta cứ phức tạp hoá vấn đề. Quan trọng không phải bàn chuyện Nitrobenzene độc lúc phun vì phun nhiều loại thuốc BVTV còn độc hơn mà phải tìm hiểu vòng benzene ở trong cây có bị phân huỷ hay không sau khi sử dụng". GS Thạch tiếp lời: “Chưa có một hội đồng nào mà danh sách in hết cả tên trên báo nên chúng ta phải có trách nhiệm. Giờ không đủ thông tin để nói nó độc hay không độc, độc ít hay độc nhiều mà cần phải gấp rút bổ sung thông tin, nghiên cứu tiếp”. 

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Mời SunRice tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

ĐỒNG THÁP Tập đoàn SunRice đang khuyến khích nông dân ĐBSCL các biện pháp canh tác lúa bền vững và đặt mục tiêu giảm lượng khí thải carbon bằng 0 trong chuỗi giá trị vào năm 2050.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm