| Hotline: 0983.970.780

Tầm quan trọng của chất trung, vi lượng với cây cà phê

Thứ Năm 10/01/2013 , 08:50 (GMT+7)

Nhà nông cần phải quan tâm bón đủ cả các chất trung, vi lượng (bên cạnh bón N, P, K) mới mong có một mùa cà phê năng suất cao.

LTS: Trong bối cảnh diện tích đất canh tác ngày một thu hẹp cộng tác động tiêu cực của biến đối khí hậu, phân bón được coi như cứu cánh của nền nông nghiệp. Tuy nhiên, việc dùng phân hiện nay vẫn mạnh ai nấy bón mà chưa có công thức tối ưu nhất. Sự lạm dụng phân hóa học suốt thời gian dài làm nảy sinh nhiều nguy cơ với đất đai, cây trồng nước ta.

Báo NNVN phối hợp với các nhà khoa học nông nghiệp và Cty CP Phân lân nung chảy Văn Điển mở chuyện mục “Phân bón với biến đổi khí hậu” nhằm phổ biến nông dân cách sử dụng phân bón hiệu quả, tiết kiệm và hợp lí nhất.

Trên thực tế việc canh tác cây trồng nói chung và canh tác cây cà phê nói riêng ở Việt Nam cho thấy, ngoài việc bón ba chất đa lượng cơ bản là N, P, K cho cây trồng, nhà nông cần phải quan tâm bón đủ cả các chất trung, vi lượng mới mong có một mùa cà phê năng suất cao, chất lượng tốt. Đối với vùng đất đỏ bazan Tây Nguyên việc này cần phải chú trọng hơn nữa do quá trình hình thành đất đỏ bazan rất thiếu chất trung, vi lượng.

Qua khảo sát các nhà vườn ở Đắk Lắk, Đắc Nông, Buôn Mê Thuột… cho thấy bà con vẫn chưa bón đầy đủ các chất trung, vi lượng. Nguyên nhân chủ yếu do chưa được trang bị đủ kiến thức sử dụng phân bón mà chỉ theo kinh nghiệm, thói quen là chính. Nông dân rất thích sau khi bón phân cây trồng phải xanh ngay cho “mát mắt” nên thường chọn các loại phân đậm đặc dinh dưỡng N,P,K dễ tan và chờ khi trời mưa mới đem phân ra bón.

Việc này rất phản khoa học, vì làm như vậy chỉ sau khi gặp nước mưa khoảng 1-2 giờ, toàn bộ lượng phân sẽ tan hết vào nước; một phần sẽ theo nước mưa chảy ra sông, chỉ một lượng nhỏ cây hút được thì một lượng bị các kim loại trong đất cố định, phần còn lại (do đất Tây Nguyên tơi xốp) ngấm sâu qua tầng rễ, do đó cây không thể hút được lượng phân này.

Bà con cần lưu ý, sau đạm, lân, kali cây cà phê còn cần nhiều chất trung, vi lượng khác; trong đó, canxi là chất cây cà phê hút nhiều nhất. Thực tế, đất đai ở Tây nguyên thường là chua, pH thấp 3,8 - 4,0, lại rất nghèo chất canxi và lưu huỳnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cây cà phê phát triển được trên đất có pH từ 4 - 8, tối ưu 5,2 - 6,2. 

Cây cà phê rất cần canxi; lượng canxi cây cà phê lấy đi của đất nhiều gấp 3 lần lượng lân nên cần chú trọng bón đủ canxi để nâng cao độ pH, tạo điều kiện cho các vi sinh vật có lợi phát triển. Thông thường, bà con thường bón vôi để cải tạo độ chua và bổ sung canxi; tuy nhiên bón vôi sẽ làm chai đất; hơn nữa bón nhiều vôi cây dễ bị thiếu kali, thiếu Bor, kẽm…

Phân lân Văn điển chứa khoảng 28 - 34% chất vôi (CaO). Tuy trong đất, vôi chứa nhiều canxi nhưng phần lớn lượng caxi này nằm ở dạng không tan, cây không hấp thụ được. Canxi trong lân Văn Điển tồn tại trong sản phẩm dưới dạng vô định hình tan tốt trong môi trường axit do rễ cây tiết ra nên cây cối hấp thụ được dễ dàng. Bón lân Văn điển thường không cần bón thêm vôi.

Magiê (MgO), rất cần cho sự quang hợp, chuyển hóa dinh dưỡng, giúp cây sinh trưởng mạnh mẽ, xanh tốt, trái to, chắc hạt, chống chọi tốt với mùa khô hạn. Cây cần Magiê khoảng bằng một nửa canxi. Magiê được bón thông qua bón phân lân nung chảy Văn Điển (chứa khoảng 18% MgO đễ tiêu), Dolomite (chứa khoảng 10-18% MgO tổng số). Theo những nghiên cứu và kinh nghiệm thì cần bón từ 60 - 80 kg MgO/ha/năm là đủ.

Còn thiếu nguyên tố lưu huỳnh (S) sẽ gây ra bệnh bạc lá và làm giảm năng suất, chất lượng cà phê rất rõ. Lượng lưu huỳnh cây cà phê hút rất thấp so với các chất trung lượng khác nhưng cũng cần thiết. Do đất Tây Nguyên thiếu lưu huỳnh nên phải chú ý để cung cấp. Tuy nhiên, nhu cầu lưu huỳnh không nhiều, chỉ cần bón khoảng 40-60 kg S/ha/năm là đủ; nếu lạm dụng bón quá nhiều phân chứa lưu huỳnh như đạm SA và supe lại gây ngộ độc lưu huỳnh. Lưu huỳnh được bón thông qua lân nung chảy Văn điển (chứa khoảng 2% S) hoặc trong một số phân trộn có chứa hàm lượng S như phân đa yếu tố NPK Văn Điển.

Các chất vi lượng là những chất cây cà phê cần ít nhưng lại khá quan trọng vì ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng của nông sản như đồng (Cu), kẽm (Zn), bo (B), mangan (Mn), sắt (Fe), Cooban (Co), Moolipden (Mo)… Sự thiếu hụt các chất này đôi khi gây giảm năng suất và chất lượng của cây một cách ghê gớm. Đăc biệt trong đất đỏ bazan của Tây Nguyên vốn đã thiếu hụt các chất này, hàng năm chưa được quan tâm bổ sung.

Quá trình canh tác, cây trồng vẫn phải lấy các chất này trong đất để sinh trưởng và tạo ra hoa lợi, cộng quá trình rửa trôi xói mòn tạo lên sự thiếu hụt trầm trọng. Các biểu hiện thiếu dinh dưỡng trung vi lượng thường xuất hiện trên lá, cành, rễ (đốm nâu, khô, héo, rụng lá, héo, rụng cành, quả, thối rễ…) khi đó bà con mới tìm cách chữa chạy là quá muộn, ảnh hưởng trầm trọng đến năng suất và chất lượng quả. Bón cân đối đủ 16 chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng sẽ tránh được bệnh tật, mang lại hiệu quả cao nhất.

Nắm bắt được nhu cầu thiết yếu này, Cty Phân lân Văn Điển đã cho ra đời sản phẩm lân Văn Điển có độ pH cao 8 - 8,5 nhằm cải tạo độ chua của đất. Phân bón Văn Điển chứa đầy đủ các chất trung, vi lượng như magie, silic, lưu huỳnh, kẽm, đồng, bo, Co, Mo… giúp bổ sung những thành phân mà đất và cây trồng đang rất thiếu.

Kỳ diệu hơn, các chất trung, vi lượng trong phân bón Văn Điển không tan trong nước nhưng tan tốt trong môi trường do dịch rễ cây tiết ra nên không bị rửa trôi, không bị kim loại trong đất cố định, cây cối có thể hấp thụ dễ dàng từ vụ này qua vụ khác, hiệu quả sử dụng lên đến 95 - 98 %. Bà con có thể sử dụng phân NPK Văn Điển 10.8.12 (hoặc 10.5.12), NPK 12.8.12 (hoặc 12.12.12), NPK 16.16.8, NPK 16.6.16 chuyên dùng cho cây cà phê.

CÔNG TY CP PHÂN LÂN NUNG CHẢY VĂN ĐIỂN

- Đơn vị đạt 4 danh hiệu Anh hùng

- DN Phân bón duy nhất đạt TOP TEN Thương hiệu Việt 2011

- TOP TEN Sản phẩm vàng 2012

- Đường Phan Trọng Tuệ, Tam Hiệp (Thanh Trì, Hà Nội)

- ĐT: 043.688.4489; Website: www.Vafco.vn

ảnh: Sử dụng phân bón Văn Điển giúp cây cà phê năng suất, chất lượng cao

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm