| Hotline: 0983.970.780

Tầm Vông thoát nghèo cho vùng Bảy Núi

Thứ Ba 28/07/2015 , 09:48 (GMT+7)

Nguồn lợi từ cây tầm vông ngày càng được nâng cao, giúp cho cuộc sống bà con thoát nghèo và ngày càng khá giả.

Hai bên đường từ xã Lương Phi về thị trấn Ba Chúc (huyện Tri Tôn, An Giang) hầu hết là đất rừng mà đặc sản chính là cây thốt nốt và tầm vông. Tầm vông bạt ngàn, hun hút. Có nơi mọc thành rừng như ở Ô Tà Sóc. Cũng có nơi được trồng thành hàng ngay ngắn.

Theo báo cáo của Phòng NN-PTNT Tri Tôn, toàn huyện có trên 200 ha tầm vông, trong đó xã Lương Phi 70 ha, còn lại là các xã Ô Lâm, Cô Tô, An Tức, thị trấn Ba Chúc, phần lớn là những nơi đất đá núi, bạc màu. Nhờ vậy, nguồn lợi từ cây tầm vông ngày càng được nâng cao, giúp cho cuộc sống bà con thoát nghèo và ngày càng khá giả.

Các lão làng ở vùng Bảy Núi cho biết, tầm vông có từ bao đời nay và trở thành loài cây quen thuộc, gần gũi đối với cư dân miền núi. Muốn cất một ngôi nhà nhỏ, dựng một lán trại, che cái chòi, rào miếng vườn, làm chuồng heo, bò hoặc làm sào phơi quần áo … bà con đều dùng đến tầm vông.

Chị Neang Sa Rum, cán bộ Hội Nông dân xã Lương Phi cho biết tầm vông tuy không phải là mặt hàng chủ lực nhưng đã giúp nhiều gia đình thoát nghèo, cuộc sống ngày càng ổn định hơn.

Tại một số xã vùng cao, đất cát quanh năm khô cằn nên ngoài việc chăn nuôi, trồng cây công nghiệp, lâm nghiệp và ruộng rẫy ra chẳng có những loài cây ăn trái nào đáng kể. Lợi dụng ưu thế của vùng đất núi, bà con đã biết khai thác trồng cây tầm vông, nhẹ công chăm sóc, khỏi phải tốn tiền phân thuốc và nước tưới.

Ông Chau Sóc Phon ở ấp Tà Miệt, xã Lương Phi cho biết, tầm vông dễ trồng, chỉ cần xới đất, đào lỗ, giâm cây vào mùa mưa rồi tự nó sẽ lớn. Muốn cho cây phát triển tốt, hằng năm người trồng phải mé bớt nhánh, tuyển đốn những cây già, giữ lại cây tơ để nuôi măng mùa sau. Bình quân 1 bụi tầm vông 3 năm tuổi mỗi năm có thể cho từ 7 - 10 mục măng. 1 công tầm vông (độ 100 bụi) có thể thu nhập từ 3 - 4 triệu đồng/năm.

Ông Huỳnh Văn Xem ở ấp Tà Lọt, xã An Cư, huyện Tịnh Biên có 10 công tầm vông, khoảng 800 bụi, thu hoạch mỗi năm trên 40 triệu đồng. Giá tầm vông lúc nào cũng ổn định, không sợ bị ép giá. So với các năm trước năm nay giá cao hơn. Hiện cây loại I có giá 35.000đ; loại II là 27.000đ; loại III 15.000đ…

Tầm vông thu hoạch quanh năm nhưng tập trung nhiều nhất vào mùa nắng. Khi tới mùa vụ, thương lái đến từng vườn chọn cây, hợp đồng giá cả rồi thuê người đốn. Tầm vông trước khi giao cho khác hàng đều phải trải qua giai đoạn thui cây và uốn sửa cho ngay thẳng. Đây là công đoạn rất cần thiết, đòi hỏi các các thương lái phải có kinh nghiệm và tay nghề khá.

Hiện xã Lương Phi có tới hàng chục điểm thu mua tầm vông về uốn sửa, phân loại giao cho thương lái, bình quân mỗi ngày tiêu thụ từ 5.000 - 10.000 cây. Các tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Kiên Giang tiêu thụ tầm vông nhiều nhất, mỗi năm có thể lên đến vài chục ngàn cây để sử dụng cho ghe, xuồng và đánh bắt thuỷ sản.

Xem thêm
Hơn 370ha tôm nuôi bị thiệt hại do nắng nóng

TRÀ VINH Theo Sở NN-PTNT tỉnh Trà Vinh, hiện toàn tỉnh đã có hơn 122ha nuôi tôm sú cùng hơn 249ha nuôi tôm thẻ chân trắng bị thiệt hại do ảnh hưởng nắng nóng gay gắt.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.