| Hotline: 0983.970.780

Tận dụng khoản thu từ biển số xe đẹp, tại sao không?

Thứ Sáu 20/05/2016 , 07:15 (GMT+7)

Ở nhiều nước, số xe đẹp cũng được người dân ưa chuộng và sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn để được sở hữu. Đặc biệt, các biển số đẹp sẽ đấu giá công khai, vì nhà nước coi chúng là tài sản quốc gia và là nguồn thu ngân sách.


Ảnh minh họa

Năm 2007, doanh nhân tên là Talal Khouri ở Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất đã mua biển số xe thông qua đấu giá với số tiền là 22,5 triệu dirham, tương đương 5,07 triệu đô la Mỹ.

Ở nước ta qua thông tin được các bên xác nhận và kiểm chứng thì nhiều vụ giao dịch mua bán biển số xe đẹp trên thị trường có khi lên đến hàng tỷ đồng. Nhiều người sẵn sàng bỏ tiền ra để có được biển số xe theo ý thích mà không quan tâm số tiền nhiều hay ít.

Việc đấu giá số xe đẹp công khai để tăng nguồn thu ở nước ta cũng đã được triển khai ở một vài địa phương, sau đó ngưng hẳn mà không rõ lý do.

Nhu cầu sử dụng biển số xe đẹp ở nước ta là rất lớn. Bởi theo quan niệm của nhiều người, nhất là các nước phương Đông thì việc “xài” biển số đẹp sẽ mang lại may mắn, phát tài. Bên cạnh đó, nhiều người cho rằng việc xài biển số đẹp sẽ thể hiện được mốt, sự sành điệu và đẳng cấp xã hội.

Việc bấm số ngẫu nhiên đã được áp dụng trên cả nước nhưng nếu cần số đẹp thì người mua xe có thể liên hệ ngay đại lý đã bán xe hoặc trả một khoản tiền cho “cò”, tùy theo giá tiền sẽ có số đẹp tương ứng.

Việc này đang diễn ra công khai nhưng thực chất là lén lút, bởi khoản thu dịch vụ biển số đẹp không được nộp vào ngân sách hay quỹ nào cả mà vào túi riêng của những “nhóm lợi ích”, trở thành chuyện tiêu cực.

Được biết, phí sử dụng đường bộ đối với xe mô tô, gắn máy toàn TP. Hà Nội năm 2013 thu chưa đến 55 tỷ đồng. Vậy tại sao Nhà nước lại không tận dụng khoản thu từ biển số xe đẹp dự kiến lên tới cả vài trăm tỷ đồng thông qua đấu giá. 

Đã biết mà vẫn không làm. Lỗi tại ai đây?

(Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum)

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất