| Hotline: 0983.970.780

Tản mạn quanh chiếc xe buýt nhanh

Thứ Sáu 06/01/2017 , 08:29 (GMT+7)

Buýt nhanh (BRT) sẽ hoạt động trơn tru, mang lại hiệu quả như mong muốn nếu ý thức tham gia giao thông của người Việt được cải thiện.

Hãy thử tưởng tượng hàng ngàn phương tiện ồ ạt lấn làn thì BRT nào có thể đi nhanh được?


 

Văn hóa giao thông ở xứ ta quả là câu chuyện dài tập. Tuy chưa phải nước giàu nhưng tất cả các loại hình giao thông trên thế giới có thì Việt Nam đều có và cũng là một trong số ít quốc gia sở hữu phương tiện giao thông hiện đại như buýt nhanh (BRT) hay metro. Dẫu vậy nhưng tắc cứ tắc, kẹt cứ kẹt, ùn ứ cứ mãi ùn ứ.

Một lần ngồi cà phê với mấy người bạn là nhà báo tại một ngã tư lớn ở TP.HCM, tại giao lộ này bốn bên đều có đèn tín hiệu giao thông nhưng hễ cứ đến đèn đỏ lại xuất hiện dòng người “nho nhỏ” thản nhiên leo lên lề đường băng tắt qua phía sau cột đèn tín hiệu giao thông như là cách tốt nhất để cho rằng đèn đỏ không phải dành cho mình! Ai cũng leo lề mình leo tí có sao đâu!?

 Khi né đèn đỏ để băng qua trục đường ngang những người này thản nhiên bấm còi inh ỏi, cố nhích từng chút để qua đường mặc dù dòng lưu thông này đang được tín hiệu đèn xanh ưu tiên. Cứ thế, hễ bên này có tín hiệu đèn đỏ thì y như rằng bên kia kẹt xe và ngược lại. Vòng tuần hoàn “đèn đỏ”, “vượt”, “kẹt” cứ hoán đổi cho nhau ngày này qua tháng nọ, quen đến nỗi ai cũng cho đó là quá đỗi bình thường!

Chẳng biết ở Hà Nội, TP.HCM còn bao nhiêu cái ngã tư “vô tư” như thế, hình như xưa nay việc chống kẹt xe chỉ tập trung “đánh” vào phương tiện, hạ tầng kỹ thuật nhưng có ai biết người Việt đang “kẹt” từ …trong ý thức, cứ ra đường sẽ thấy!

Lạ thay, nhiều người hối hả vượt đèn đỏ chỉ để tấp vào quán cà phê và ngồi đó hàng giờ đồng hồ, họ có thể lai rai trong quán nhậu cả buổi nhưng không thể chờ đợi được vài chục giây đồng hồ đèn đỏ. Ra đường ai cũng muốn nhích lên, luồn càng nhanh càng tốt, bị cản trở thì bấm còi đinh tai nhức óc, rồi khi “nóng” trong người sẵn dàng dùng nắm đấm…

Trở lại với BRT mới được triển khai tại Hà Nội làm “nóng” các mặt báo mấy hôm nay, nhiều người nhìn nó với con mắt nghi kỵ, e chừng sẽ chẳng đâu vào đâu. Những ngày hoạt động đầu tiên đã chứng kiến cảnh tạt đầu, lấn làn của các phương tiện khác mặc dù đã có chế tài xử phạt đối với các hành vi xâm phạm đến không gian hoạt động của BRT. Sự phân làn hoạt động này là điều cần thiết bởi chẳng có hạ tầng giao thông nào có thể đáp ứng được mọi phương tiện cùng di chuyển trên một làn đường.

Hà Nội và TP.HCM chưa phải những thành phố có mật độ dân số cao nhất ở khu vực nhưng mức độ ùn tắc giao thông luôn ở vị trí số 1. Việt Nam cũng không phải là quốc gia có phương tiện cá nhân thuộc tốp đầu và xe ôtô của ta cũng chưa thể phổ biến bằng các nước trong khu vực chứ chưa nói đến thế giới.

Ở đây, vấn đề không phải là lựa chọn phương tiện nào, đầu tư bao nhiêu triệu đô la mà mấu chốt nằm ở tầm nhìn quy hoạch đô thị, ý chí của những nhà quản lý và ý thức tham gia giao thông của người dân.

Khác với các nước khác, hầu hết người Việt có tâm lý coi phương tiện giao thông là tài sản lớn, là “tấm áo choàng” trong ngoại giao, quan hệ thế nên ai cũng phải sở hữu bằng được xe máy hoặc xe ô tô con. Thời buổi này ai không có một cái xe riêng thì chẳng khác nào người đến từ hành tinh khác.

Nói vậy để thấy rằng, chống kẹt không chỉ có mở thêm đường, mua thêm xe và phải có nhiều tiền mà trước hết phải chống từ trong tư duy, gạt bỏ tư duy quy hoạch “lãng mạn”, manh mún, nhiệm kỳ, kiểu “ông nói gà bà nói vịt”, bởi quy hoạch giao thông đô thị không phải chỉ để đi lại mà còn tính đến phương án chống ngập cục bộ trong mùa mưa.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm