| Hotline: 0983.970.780

Tan nát rừng Anh Sơn

Thứ Ba 17/08/2010 , 07:00 (GMT+7)

Trong chuyến công tác miền Tây Nghệ An, nghe tin rừng Cty Lâm nghiệp Anh Sơn bị tàn phá, chúng tôi lặn lội lên tận nơi để “mục sở thị”. Quả không sai, không chỉ rừng tự nhiên bị chặt phá mà ngay cả rừng trồng, rừng cây mỡ giống gốc cũng ngày đêm bị “ xẻ thịt” không thương tiếc.

Trong chuyến công tác miền Tây Nghệ An, nghe tin rừng Cty Lâm nghiệp Anh Sơn bị tàn phá, chúng tôi lặn lội lên tận nơi để “mục sở thị”. Quả không sai, không chỉ rừng tự nhiên bị chặt phá mà ngay cả rừng trồng, rừng cây mỡ giống gốc cũng ngày đêm bị “ xẻ thịt” không thương tiếc. 

Đốn rừng như chặt củi

Gỗ được nối thành dây vận chuyển theo suối Giăng về xuôi

Cách trung tâm tỉnh lỵ Nghệ An hơn 100km, Anh Sơn là một trong những huyện biên giới có diện tích rừng và đất rừng thuộc tốp đầu tỉnh. Trong mênh mông núi rừng Anh Sơn, Lâm trường Anh Sơn được giao quản lý trên 11 nghìn ha rừng.

Để đột nhập được rừng Anh Sơn và qua mặt được những tên lâm tặc máu lạnh, chúng tôi đóng vai là những cán bộ khảo sát quy hoạch rừng và lần theo đường Vều nối từ thị trấn Anh Sơn đến bản Cao Vều - xã Phúc Sơn, huyện Anh Sơn. Con đường nhựa khá bằng phẳng này dài chừng 20km, nối từ thị trấn qua những cánh rừng của Cty Lâm nghiệp Anh Sơn và kết thúc tại một đồn Biên phòng, nằm trong khu vực biên giới giáp ranh với nước bạn Lào.

Anh bạn đồng nghiệp bông đùa: “Lâm tặc ở đây quá sướng khi có đường nhựa vào đến tận hang hóc núi rừng để vận chuyển gỗ lậu”. Ghé một quán nước bên đường tìm hiểu, cô chủ quán xinh đẹp người dân tộc Thái, có nước da trắng như trứng gà bóc, thật thà: “Gỗ ở đây vẫn chạy được đều đều. Cứ làm luật là chạy được tất. Đường này, ngoài gỗ ở Cty Lâm nghiệp Anh Sơn, còn có cả gỗ khai thác tận vùng thượng Thanh Chương, thậm chí là sát ngay biên giới về nữa”. Tiếp tục chạy sâu vào rừng, chúng tôi gặp từng tốp người dắt theo trâu và các dụng cụ “trảm rừng” hồn nhiên vừa cưỡi trâu vừa huýt sáo đi vào rừng cứ như thể đi cày ruộng vậy. Chắc họ nghĩ, việc vào rừng chặt gỗ là việc thường tình nên không hề quan tâm đến sự có mặt của người lạ. Kể cả khi chúng tôi lôi máy ảnh ra chụp, đám người kia cũng không thèm nhìn.

Lâm tặc vận chuyển gỗ dưới suối

Cứ nhìn các dụng cụ của những tốp người này mang theo, đủ hiểu là dân “làm rừng” chuyên nghiệp. Trên lưng trâu là những dụng cụ kéo gỗ, trên lưng người là lỉnh kỉnh mo cơm, rìu rựa...Những chiếc rìu thòi ra, chiếc nào chiếc nấy cán đều nhẵn bóng, chứng tỏ chúng đã “trảm” rất nhiều gỗ. Trên đường vào rừng, chúng tôi gặp khá nhiều gỗ bê, gỗ phiến, gỗ khúc rải rác tấp bên vườn nhà hoặc các vệ đường, ngõ hẻm. Tại xóm 2 bản Cao Vều, gỗ tấp dọc đường công khai, vài chiếc xe hơi đời mới đậu yên ắng. Một người bản địa cho biết, gỗ ở đây từ xưa nay vẫn quen để như thế. Còn xe hơi đấy là của mấy ông trùm gỗ lậu. Dân bản địa chỉ có xe máy Tàu thôi.

Nối với đường Vều là một con đường gồ ghề cheo leo bên các sườn đồi hướng lên biên giới. Đường này, chỉ có cỡ xe reo chuyên dụng mới vào được. Vừa xa xôi vừa hiểm trở. Không có phương tiện gì có thể đi tiếp được, chúng tôi đành giấu xe vào ven rừng và đi bộ. Đi bộ đến cả tiếng đồng hồ nhưng đường vẫn hun hút. Đường rừng nhão nhoét, lại gặp mưa rừng trút xuống như thác đổ, áo quần ướt sũng nên chúng tôi đành bất lực quay lại. Trên đường quay ra, một chiếc xe reo chuyên dụng và mấy người đàn ông đứng vắt vẻo trên thùng xe. 

Những gốc mỡ trong rừng Cty Lâm nghiệp Anh Sơn mới bị chặt hạ

Không đi được bằng đường bộ, chúng tôi mật phục gỗ lậu từ thượng nguồn về xuôi tại một con suối. Con suối này đổ từ thượng nguồn sát nước Lào về và nhập vào sông Giăng. Tại cầu tràn Liên Hợp, chỉ chưa đầy một tiếng đồng hồ, chúng tôi chộp được hai tốp người dìu gỗ theo suối về xuôi. Do suối cạn nên gỗ không thể cánh thành bè thành mảng mà kết theo kiểu nối đuôi nhau. Mỗi tốp khoảng 5 người, mỗi người quản lý hai, ba khúc, kết nối với nhau. Khúc gỗ đầu đàn được gắn thêm một chiếc phao để khỏi chìm. Khúc sau được nối vào đuôi khúc trước, cứ thế mà theo nhau chảy về xuôi rồi tập kết tại một bãi ven suối. Từ đây, gỗ lên bờ và theo đường nhựa ra thị trấn, toả đi khắp nơi.

Trộm nghĩ, nếu không có lực lượng kiểm lâm hoặc lực lượng kiểm lâm cũng “không hay, không biết” như chủ rừng thì liệu rừng mỡ giống gốc mà Cty Lâm nghiệp Anh Sơn có trách nhiệm bảo vệ sẽ còn bị tàn phá đến chừng nào.

Không chỉ rừng tự nhiên bị “chảy máu” mà cả rừng trồng bằng nguồn vốn Nhà nước, thậm chí rừng mỡ giống gốc cũng bị “trảm”. Cách Trạm Quản lý bảo vệ rừng số 1 (Cty Lâm nghiệp Anh Sơn) không xa là 20ha rừng mỡ giống gốc được trồng từ năm 1978 (loại mỡ giống gốc cả nước chỉ còn một vài nơi còn lưu giữ được) theo quy định, phải được bảo vệ nghiêm ngặt. Thế nhưng thực tế, những khu rừng mỡ giống gốc hàng chục năm tuổi cũng đang bị “trảm” mặc dù chỉ cách Đội bảo vệ rừng số 1 chừng vài km. Từ đường nhựa Vều rẽ vào khoảng 1km, chúng tôi thật sự bị cuốn hút bởi cả bạt ngàn rừng mỡ giống thẳng tắp đứng san sát, trải dài theo bìa rừng. 

Gỗ mỡ lâm tặc chặt phá tại Cty Lâm nghiệp Anh Sơn bị Kiểm lâm Anh Sơn tịch thu

Thế nhưng, đi được một quãng lại bắt gặp những đường mòn kéo gỗ từ rừng mỡ giống xuống. Theo những con đường này chui vào rừng mới biết, rừng mỡ giống đang bị “trảm” một cách xót xa. Nhiều chỗ, rừng bị chặt thưa thớt. Có chỗ vết chặt đã cũ kỹ, có chỗ cành lá còn tươi rói...Thật lạ cánh rừng mỡ nằm rất gần Trạm số 1, có lẽ chỉ một tiếng cưa, tiếng chặt cũng nghe rõ mồn một chứ chưa nói gì đến hàng trăm cây gỗ được đẵn xuống ầm ầm. Không hiểu sao Đội quản lý bảo vệ rừng số 1 và đội quân của Cty Lâm nghiệp Anh Sơn lại “không hay, không biết”? Trong khi đó, lực lượng kiểm lâm Anh Sơn đã mấy lần bắt được xe chở gỗ mỡ với số lượng trên chục m3 đưa về Đội số 1 để xử lý.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm