| Hotline: 0983.970.780

Tan tác Thủy điện An Khê

Chủ Nhật 24/11/2013 , 10:25 (GMT+7)

Cơn lũ dữ đi qua, để lại cho Nhà máy Thủy điện An Khê (thuộc Công ty Thủy điện An Khê-Ka Nak) sự hoang tàn không kể xiết. Hàng ngàn khối đất, cát từ trên núi đổ xuống, chôn vùi cả mọi thứ, khiến nhà máy bị tê liệt hoàn toàn.

Cơn lũ dữ đi qua, để lại cho Nhà máy Thủy điện An Khê (thuộc Công ty Thủy điện An Khê-Ka Nak) sự hoang tàn không kể xiết. Hàng ngàn khối đất, cát từ trên núi đổ xuống, chôn vùi cả mọi thứ, khiến nhà máy bị tê liệt hoàn toàn.

Trong cơn lũ vừa qua tại Bình Định, huyện Tây Sơn “gánh” lũ đầu tiên, và cũng là 1 trong những địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất, trong đó có Nhà máy Thủy điện An Khê được xây dựng tại xã Tây Thuận.

Theo báo cáo của Cty Thủy điện An Khê-Ka Nak (Tổng Cty phát điện 2), trong đêm ngày 14 và 15/11 vừa qua, tại khu vực thị xã An Khê (Gia Lai) và đèo An Khê (giáp ranh với xã Tây Thuận, huyện Tây Sơn, mưa lớn dồn dập đổ về, kéo hàng ngàn tấn đất, đá vùi lấp nhà máy, đường vận hành và thượng lưu nhà máy bị dòng lũ dữ phá vỡ.

 

Phía thượng lưu nhà máy (khu vực MBA chính) bị “chìm” trong 20.000m3 đất, cát. Phía trong nhà máy cũng lâm cảnh tương tự. Phía hạ lưu, do sạt lở tại bậc tiêu năng của mương thoát nước bờ trái xuống lòng kênh xả gây cản trở dòng chảy của nhà máy.

Hệ thống kênh của nhà máy cũng bị lũ “xé” tan tác. Kênh dẫn vào CLN bị sạt lở bờ khoảng 100m, bồi lấp hơn 15.000m3 đất, đá. Kênh xả cũng bị sạt lở, bồi lấp đến 30.000m3 đất, cát. Đường thi công vận hành từ nhà máy đi cũng bị sạt lở nhiều chỗ, có chỗ bị sạt sâu đến hơn 150m về phía ta luy âm, dài hơn 1km, làm tắt đường.

Bờ phải của hệ thống thoát nước bị phá vỡ  hoàn toàn; bên bờ trái thì bị bồi cát và vỡ đập tiêu năng. Trạm điện 220kV bị vỡ tường phía thượng lưu và bồi lấp đất cát, mương thoát nước phía trước trạm bị bồi lấp ½ chiều dài. Cầu qua kênh xả bị sạt lở mố cầu và mặt đường bên đầu cầu phía bờ phải. Cầu Soi Lốt dẫn vào nhà máy bị sạt lở 1 mố cầu. Cầu tràn suối Cát bị vỡ tường dẫn và bị cuốn trôi 1 nhịp.

Trước sự hoang tàn của Nhà máy Thủy điện An Khê, ngày 22/11, Ban Quản lý thủy điện 7, chủ đầu tư nhà máy, đã phải huy động khoảng 500 nhân lực cùng nhiều phương tiện ra sức khắc phục sự cố nêu trên.

Cùng ngày, PV NNVN đã có mặt tại nhà máy, xin gặp lãnh đạo để vào tiếp cận hiện trường nhưng bị nhân viên bảo vệ nhất quyết ngăn lại. Nhân viên bảo vệ nêu lý do vì lý nhà máy đang khắc phục, vì lãnh đạo đã chỉ đạo không tiếp báo chí. Chúng tôi liên lạc với ông Võ Lũy, Giám đốc Ban Quản lý Thủy điện 7. Khoảng 30 phút sau, chúng tôi được 1 cán bộ của công ty đưa vào thực địa hiện trường.

Theo ghi nhận của chúng tôi, có đến hàng ngàn khối đất, cát vùi lấp nhà máy sâu đến 4-5cm, bày ra cảnh tượng hoang tàn. Không chỉ khu vực trong nhà máy bị vùi lấp, mà cả những khu vực lân cận như tại suối Cát, kênh dẫn xả nước từ Nhà máy thủy điện An Khê ra sông Kôn (Bình Định) cũng bị cát lấp dày, nhiều đoạn bị sạt lở nặng. Đường ống dẫn nước từ nhà máy ra bên ngoài cũng bị hư hỏng nhiều đoạn.

Theo ông Trần Phi (57 tuổi) ở thôn Thượng Sơn, xã Tây Thuận (Tây Sơn-Bình Định), boăn khoăn: “Từ nhỏ đến giờ tui chưa hề chứng kiến đợt lũ nào lớn như đợt lũ này, kể cả những người lớn hơn tui cũng vậy. Người dân ở đây rất phân vân, tự hỏi không biết có phải do nhà máy thủy điện “góp lũ” nên cơn lũ này mới lớn đến thế này?”.

Theo ông Đỗ Văn Sỹ, Phó Chủ tịch UBND huyện Tây Sơn, từ khi nhà máy thủy điện An Khê hoạt động đến nay, cũng đã nhiều lần gây xói lở đất SX của người dân 2 bên bờ suối Cát thuộc 2 xã Tây Thuận và Tây Giang. Những trong cơn lũ lần này, vấn đề có phải do nhà máy thủy điện An Khê “góp lũ” khiến dòng nước trở nên dữ dội hơn hay không thì cần phải ngành chức năng thẩm định”.

Ông Nguyễn Văn Phú, GĐ Cty TNHH Khai thác công trình thủy lợi Bình Định, cho biết: “Ngay từ cuối năm 2011, khi Nhà máy Thủy điện An Khê đóng trên đại bàn xã Tây Thuận (Tây Sơn- Bình Định) đi vào hoạt động, giữa Cty KTCTTL Bình Định và nhà máy đã xây dựng quy chế phối hợp điều tiết lũ.

Theo đó, khi nhà máy xả lũ phải báo trước cho ngành chức năng của Bình Định ít nhất là 2-3 giờ đồng hồ. Khi nhà máy xả nước để sản xuất mà gây hại vùng hạ du, ngành chức năng của Bình Định yêu cầu dừng là nhà máy phải dừng ngay. 

Hoặc ngành chức năng Bình Định yêu cầu cung cấp số liệu về dung tích hồ, lưu lượng qua tràn, lưu lượng xả… thì nhà máy phải cung cấp kịp thời. Từ ngày nhà máy vận hành đến nay, giữa 2 bên luôn có sự phối hợp tốt, mọi thông tin được cung cấp kịp thời”.

“Sau khi sự cố xảy ra, chúng tôi đã trực tiếp đi kiểm tra hiện trường. Thực tế cho thấy, trong cơn lũ vừa qua, trong lúc nước lũ đang lên cao thì bất ngờ có 1 cơn lũ quét ập xuống Nhà máy Thủy điện An Khê. Hai sức nước cộng hưởng đã dâng ngập lút nhà máy. Khi ấy nhà máy dừng vận hành ngay để bảo toàn thiết bị”, ông Nguyễn Văn Thắng, Phó GĐ Sở Công thương Bình Định.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm