| Hotline: 0983.970.780

Tăng cường chỉ đạo sản xuất vụ hè thu, mùa

Thứ Sáu 10/07/2015 , 10:24 (GMT+7)

Cục Trồng trọt vừa có Công văn gửi Sở NN-PTNT các tỉnh, thành phố phía Bắc về việc tăng cường công tác chỉ đạo SX vụ HT, mùa 2015. 

Công văn nêu: Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn TƯ, trong tháng 7/2015 có khả năng xuất hiện khoảng 3 - 4 đợt mưa rào và dông trên diện rộng ở các tỉnh Bắc bộ, đan xen giữa các đợt mưa là thời kỳ nắng nóng ở Bắc bộ; riêng khu vực Trung bộ, đặc biệt ở các tỉnh Bắc và Trung Trung bộ sẽ còn xuất hiện nhiều ngày nắng nóng hơn so với trung bình nhiều năm (TBNN).

Ở khu vực Trung bộ có khả năng tiếp tục thiếu hụt mưa do vậy tình trạng khô hạn vẫn xảy ra nghiêm trọng; có 1 đến 2 cơn bão, áp thấp nhiệt đới hoạt động trên khu vực biển Đông và ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta.

Để đảm bảo hoàn thành kế hoạch SX lúa vụ HT, mùa và vụ đông 2015 đã đề ra, Cục Trồng trọt đề nghị Sở NN-PTNT các tỉnh tập trung chỉ đạo các nội dung sau:

1. Đối với các tỉnh vùng Bắc Trung bộ

- Những diện tích lúa HT đã cấy xong, đang giai đoạn đẻ nhánh rộ cần tập trung giữ nước ngập nông mặt ruộng, hướng dẫn nông dân bón thúc sớm bằng phân NPK chuyên thúc, làm sạch cỏ dại tạo điều kiện cho lúa sinh trưởng, phát triển tốt.

- Với diện tích lúa mùa, khẩn trương chỉ đạo tập trung gieo cấy dứt điểm trong khung thời vụ tốt nhất đã được thống nhất ở địa phương, đảm bảo đủ nước tưới dưỡng cho lúa, khuyến cáo nông dân chăm sóc, bón thúc sớm và bón cân đối NPK tạo điều kiện cho lúa đẻ nhánh sớm, tăng dảnh hữu hiệu. Chú ý hệ thống tưới tiêu, đảm bảo thoát nước nhanh, kịp thời khi có ngập úng.

- Tăng cường kiểm tra đồng ruộng phát hiện và xử lý nhanh, kịp thời các ổ sâu bệnh, chuột hại; đặc biệt lưu ý đối với sâu bệnh phát sinh trong điều kiện nắng nóng, có mưa xen kẽ.

2. Đối với các tỉnh vùng ĐBSH và trung du, miền núi phía Bắc

- Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ làm đất, lồng vùi rơm rạ, khuyến cáo nông dân sử dụng các chất tăng cường phân hủy xác hữu cơ để tránh hiện tượng ngộ độc sau cấy, phấn đấu kết thúc gieo cấy vụ mùa xong trước 20/7.

Những diện tích lúa mùa sớm đã gieo cấy cần tập trung giữ nước, chăm sóc sớm để đảm bảo lúa sinh trưởng tốt. Mở rộng diện tích lúa gieo thẳng ở những chân ruộng cao, vàn, chủ động tưới tiêu nhằm giảm chi phí SX.

- Mở rộng diện tích gieo cấy các giống lúa ngắn ngày có năng suất cao, chất lượng khá, chống chịu tốt với sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh. Khuyến khích mở rộng diện tích các giống lúa lai có thời gian sinh trưởng ngắn, chống chịu khá với bệnh bạc lá.

Hạn chế mở rộng tràn lan các giống lúa chất lượng nhưng nhiễm bệnh bạc lá như Bắc thơm 7, T10... Tăng cường chỉ đạo, tập huấn cho nông dân về thời vụ, chăm sóc và sử dụng phân bón để tăng khả năng chống chịu và hạn chế sâu, bệnh hại.

3. Tiếp tục chủ động chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả, những chân đất cao, không chủ động nguồn nước sang các loại cây rau màu như ngô, lạc, đậu tương, cây thức ăn chăn nuôi…, ưu tiên chuyển đổi sang nhưng cây có hiệu quả kinh tế cao hơn và có thị trường tiêu thụ ổn định.

4. Chuẩn bị đầy đủ nguồn nhân lực, phương tiện máy móc, đặc biệt là máy bơm điện, máy bơm dầu; kiểm tra nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy để chủ động tưới, tiêu kịp thời, đặc biệt chú ý phương án tiêu úng cho những vùng thường xuyên bị ngập úng sau cấy, những vùng bị chia cắt do xây dựng các khu công nghiệp, giao thông và đô thị.

5. Chuẩn bị đủ cơ số giống lúa ngắn ngày, giống rau màu dự phòng nhằm khôi phục SX kịp thời khi có thiệt hại do thiên tai.

6. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thị trường, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, kiên quyết không để vật tư nông nghiệp giả, kém chất lượng lưu hành làm thiệt hại cho bà con nông dân.

Thời tiết có thể có những diễn biến bất thường cần thường xuyên theo dõi để chủ động và sẵn sàng các phương án ứng phó kịp thời.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm