| Hotline: 0983.970.780

Tăng cường liên kết “4 nhà”

Thứ Năm 18/12/2014 , 08:10 (GMT+7)

Tham gia cánh đồng lớn, nông dân được hướng dẫn canh tác, được đầu tư cơ sở hạ tầng, trạm bơm điện nên năng suất lúa và lợi nhuận tăng đáng kể.

Mô hình cánh đồng lớn (CĐL) ở Hậu Giang đang mang lại hiệu quả cao. Ngoài việc giảm lượng giống gieo sạ, thuốc BVTV, hạ giá thành SX, còn góp phần tăng năng suất, thu nhập cho người trồng lúa, tạo tiền đề cho ngành SX lúa gạo phát triển bền vững.

Hiện các CĐL trên địa bàn huyện Long Mỹ, bà con nông dân tất bật bơm nước, ngâm ủ giống để chuẩn bị xuống giống vụ lúa ĐX 2014 - 2015. CĐL được quy hoạch nên nông dân chủ động được khâu bơm tát, cải tạo đất nhằm gieo sạ đúng lịch thời vụ (đợt 1).

Tham gia CĐL, nông dân được hướng dẫn canh tác, được đầu tư cơ sở hạ tầng, trạm bơm điện nên năng suất lúa và lợi nhuận tăng đáng kể.

Có 1 ha tham gia CĐL, anh Phạm Thanh Lâm ở ấp 4, thị trấn Long Mỹ, huyện Long Mỹ cho biết: “Tui làm CĐL đã 3 năm rồi, năm nào lúa cũng cho năng suất cao, không lo đầu ra cho sản phẩm. Khi bước vào thời điểm thu hoạch, nhân viên Cty xuống thăm đồng, đồng thời thu mua cao hơn giá thị trường từ 100 -200 đ/kg. Có thể nói làm CĐL giảm được nhiều chi phí so với canh tác truyền thống”.

Bên cạnh công tác vệ sinh đồng ruộng, việc chọn giống lúa trong vụ này được ngành chức năng và nông dân đặc biệt quan tâm.

Giống cấp xác nhận được bà con sử dụng trên 84%, tăng 4% so với cùng kỳ. Vụ này nông dân huyện Long Mỹ chủ yếu trồng các bộ giống chủ lực như OM 5451 (56,47% diện tích), OM 6976 (13,7%), OM 4900 (8,51%); riêng giống IR 50404 chỉ chiếm 3,87%.

Nhờ được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn mà ông Trần Văn ở ấp 4, thị trấn Long Mỹ đã biết cách xem độ nảy mầm của giống, cách làm đất để gieo sạ đạt hiệu quả hơn.

 "Vụ lúa năm nay gia đình tôi lựa chọn giống OM 5451. Tham gia CĐL tôi thấy có nhiều cái lợi như được hỗ trợ kỹ thuật canh tác, hỗ trợ giống, đầu ra ổn định, năng suất được giữ vững mà chi phí giảm hơn rất nhiều", ông Văn cho hay.

Xây dựng CĐL giúp xóa bỏ tập quán SX nhỏ lẻ để hình thành vùng SX hàng hóa tập trung, góp phần nâng cao giá trị lúa gạo của VN. Dự kiến trong thời gian tới CĐL ở Hậu Giang sẽ mở rộng lên hàng ngàn ha.

Ngoài việc được cán bộ chuyên môn hướng dẫn kỹ thuật, bà con còn được DN cung cấp lúa giống chất lượng cao với giá thấp hơn thị trường 200 - 300 đ/kg, sau khi thu hoạch xong mới trả tiền giống. Đồng thời, đến vụ thu hoạch, Cty sẽ hỗ trợ bao đựng lúa, phí vận chuyển lúa về nhà máy và thu mua cao hơn giá thị trường.

Theo thống kê, CĐL ở thị trấn Long Mỹ có diện tích 345 ha với 455 hộ dân ấp 4 và 6 tham gia. Mô hình này đã đem lại hiệu quả kinh tế, từng bước thay đổi tập quán SX cho bà con.

Ông Lê Hoàng Thái, Trưởng phòng Kinh tế huyện Long Mỹ cho biết: “Vụ ĐX 2014 - 2015, Cty CP BVTV An Giang sẽ tiếp tục ký hợp đồng bao tiêu 1.000 ha lúa hàng hóa cho nông dân trên toàn huyện gồm các giống OM 6976, OM 5451... Tuy nhiên, diện tích bao tiêu phải được thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp nhằm đảm bảo ẩm độ theo yêu cầu”.

Sở NN-PTNT Hậu Giang cho biết, mô hình CĐL được tỉnh chính thức triển khai từ vụ ĐX 2012-2013 đã đem lại thành công cho cả nông dân và DN. Đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng và phát triển được 5 CĐL với tổng diện tích 1.300 ha cùng 1.506 hộ tham gia.

Trong đó 2 CĐL do tỉnh chỉ đạo thuộc địa bàn xã Vị Thanh (huyện Vị Thủy) và Trường Long Tây (huyện Châu Thành A). Còn lại CĐL ở xã Tân Bình (huyện Phụng Hiệp), thị trấn Long Mỹ (huyện Long Mỹ) và phường Hiệp Thành (TX Ngã Bảy) là mô hình điểm do các huyện, thị chỉ đạo.

Qua nhiều năm SX CĐL ở Hậu Giang cho thấy, chi phí đầu tư giảm, năng suất tăng, từ đó giảm giá thành SX, tăng lợi nhuận cho người trồng lúa. Mối liên kết “4 nhà” được tăng cường, nhất là DN cung cấp đầu vào.

Xem thêm
Hơn 300 đại lý tham gia Hội nghị khách hàng Japfa Việt Nam

Ngày 28/3, Hội nghị khách hàng khu vực miền Bắc của Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam (Japfa Việt Nam) được tổ chức tại Vĩnh Phúc với chủ đề 'Đồng kiến tạo giá trị'.

Giải pháp phòng bệnh dại của thành phố lớn nhất nước

TP.HCM Tập trung tiêm phòng vacxin đại trà cho chó, mèo và tiêm phòng bổ sung thường xuyên theo lứa tuổi, đến nay, TP.HCM là vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất