| Hotline: 0983.970.780

Tăng cường quản lý Nhà nước về Thú y

Thứ Ba 07/07/2015 , 06:10 (GMT+7)

6 tháng đầu năm 2015, Chi cục Thú y Hà Nội đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, thực hiện có hiệu quả chức năng quản lý Nhà nước về công tác thú y.

6 tháng đầu năm 2015, được sự quan tâm chỉ đạo của UBND TP Hà Nội và trực tiếp là Sở NN-PTNT Hà Nội, Chi cục Thú y Hà Nội đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, thực hiện có hiệu quả chức năng quản lý Nhà nước về công tác thú y.

Trong 6 tháng, Chi cục đã chủ động trong công tác quản lý chuyên ngành và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.

Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tích cực, chủ động trong các công tác chuyên môn như: Phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi; Kiểm dịch - kiểm soát giết mổ - kiểm tra vệ sinh thú y; Thanh tra, kiểm tra; công tác Kế hoạch - Tài vụ; Công tác Hành chính - Tổ chức...

Dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn ổn định, không xảy ra các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như cúm gia cầm, tai xanh, LMLM…

Các công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm được triển khai đúng tiến độ, kế hoạch của Chi cục. Công tác giám sát dịch bệnh, trực và báo cáo đầy đủ theo quy định, kể cả ngày nghỉ, lễ, tết.

Công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, thanh tra, thuốc thú y đã được thực hiện nghiêm túc theo quy định của ngành; đã thực hiện tốt việc chấn chỉnh những sai phạm trong công tác quản lý, cấp phát giấy chứng nhận kiểm dịch.

Các chốt kiểm dịch liên ngành được duy trì thường xuyên, các ngành phối hợp hàng ngày để hoạt động hiệu quả.

Công tác đào tạo, tập huấn được tăng cường.

Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành như Công an, Quản lý thị trường hỗ trợ công tác thú y về kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, hoạt động của các chốt kiểm dịch...

Công tác thanh, kiểm tra được duy trì thường xuyên và đột xuất.

Một số tồn tại, hạn chế

- Tiêm phòng vắc xin dại: Tính đến ngày 10/6/2015, một số đơn vị có tỷ lệ tiêm còn thấp như Phúc Thọ, Sóc Sơn, Thanh Trì, Mê Linh. Tại 5 huyện này, UBND huyện chưa triển khai việc hỗ trợ vắc xin dại và chưa có giải pháp cụ thể để tiêm phòng triệt để vắc xin dại cho đàn chó mèo.

- Tiến độ xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh còn chậm.

- Qua công tác kiểm tra phòng chống dịch tại cơ sở nhận thấy, một số xã chưa bố trí đầy đủ phòng làm việc và để tủ lạnh bảo quản, quản lý vắc xin hóa chất. Một số xã, công tác lập sổ sách theo dõi các nội dung phòng chống dịch chưa đạt yêu cầu, chưa khoa học.

- Kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y:

+ Kiểm soát quản lý, cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển nội ngoại tỉnh của một số huyện, thị xã còn chưa chặt chẽ.

+ Còn thiếu các cơ sở giết mổ tập trung đảm bảo an toàn thực phẩm, giết mổ nhỏ lẻ còn chiếm tỷ lệ cao gây khó khăn cho việc thực hiện kiểm dịch, kiểm soát giết mổ nên tỷ lệ sản phẩm động vật có giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển còn thấp...

6 tháng cuối năm, Chi cục Thú y Hà Nội tiếp tục tăng cường công tác quản lý Nhà nước về thú y.

Cụ thể, tham mưu kịp thời các văn bản chỉ đạo và hướng dẫn của Sở NN-PTNT và UBND TP Hà Nội. Đẩy mạnh phối hợp với các ngành liên quan trong công tác kiểm tra, đôn đốc và xử lý những trường hợp vi phạm.

Củng cố hệ thống chuyên ngành, nâng cao năng lực của lãnh đạo, cán bộ công chức, viên chức trong hệ thống đặc biệt là hệ thống thú y xã, phường, thị trấn

Tập trung triển khai các hoạt động chuyên môn như nâng cao tỷ lệ tiêm phòng, hiệu quả công tác tiêm phòng. Tăng cường giám sát dịch bệnh trên đàn vật nuôi, phát hiện sớm, xử lý triệt để ngay từ đầu.

 Tiếp tục tăng cường kiểm tra công tác kinh doanh, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y tại các lò (điểm giết mổ), kiểm tra vệ sinh thú y thực phẩm có nguồn gốc động vật tại các cơ sở bảo quản, chế biến, kinh doanh.

Đến 15/6/2015, tổng số nhân viên thú y xã, phường ở Hà Nội là 569 người/584 xã, phường, thị trấn; thú y viên thôn, bản có 2.400 người/2.679 thôn bản.

Tổ chức tuyên truyền, tập huấn các kiến thức về chăn nuôi an toàn sinh học, phòng chống dịch bệnh; đảm bảo vệ sinh thú y, ATTP trong giết mổ, sơ chế, kinh doanh sản phẩm động vật.

Tiếp tục triển khai kiểm tra đánh giá, phân loại và tái kiểm tra cơ sở SXKD vật tư nông nghiệp, sản phẩm động vật theo phân công, phân cấp.

Để thực hiện tốt công tác thú y trên địa bàn, Chi cục Thú y đề nghị UBND TP, Sở NN-PTNT TP Hà Nội:

- Tiếp tục quan tâm, chỉ đạo công tác thú y; yêu cầu UBND các huyện bổ sung các loại vắc xin, đặc biệt là vắc xin dại cho đàn chó mèo tại một số huyện có tỷ lệ tiêm phòng thấp.

- Nghiên cứu bổ sung thay thế quyết định 361/QĐ-SNN-CN, ngày 26/02/2009 về việc ban hành định mức kỹ thuật phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm trên địa bàn.

- Chỉ đạo các quận, huyện, thị xã quan tâm hơn đến việc thực hiện quản lý giết mổ trên địa bàn quản lý.

- Đầu tư nguồn cho công tác phòng chống dịch: Vắc xin tiêm phòng, vật tư, phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật chuyên môn; phối hợp với các tỉnh thành trong công tác thú y. Đào tạo và đào tạo, tập huấn lại cho hệ thống thú y cơ sở.

(Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục Thú y Hà Nội)

Xem thêm
Trại cầy vòi mốc lớn nhất miền Bắc thu hàng chục tỷ mỗi năm

Gần 20 năm gắn bó với cầy vòi mốc, anh Phạm Văn Hùng ở huyện Lục Nam, Bắc Giang đang thu được hàng chục tỷ đồng mỗi năm nhờ tâm huyết với loài vật này.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất