| Hotline: 0983.970.780

Tăng giá 3G nhằm vào nhà giàu

Thứ Năm 21/11/2013 , 05:45 (GMT+7)

“Hơn 80% thiết bị phải nhập ngoại nhưng giá bán chưa đầy 50% giá thành và việc tăng giá cước chủ yếu đánh vào người thu nhập cao, dùng smart phone. Và trong tổng số trên 90 triệu thuê bao hiện nay, chỉ có 19 triệu thuê bao dùng 3G..." - Bộ trưởng Bộ TT&TT lý giải câu chuyện giá cước 3G.

Ngày 20/11, chất vấn Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son, ĐB Nguyễn Thanh Hải (Hòa Bình) đặt câu chuyện giá cước 3G hiện nay của một số nhà mạng đã tăng nhưng chất lượng lại không song hành.


Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son.

Giải thích việc này, Bộ trưởng Son nói: Nhiều năm qua, giá cước viễn thông của ta so với giá thế giới thấp hơn rất nhiều lần. Cụ thể, thấp hơn so với khối ASEAN là 34,9 lần và thấp hơn thế giới từ 34 - 57%.

“Hơn 80% thiết bị phải nhập ngoại nhưng giá bán chưa đầy 50% giá thành và việc tăng giá cước chủ yếu đánh vào người thu nhập cao, dùng smart phone".

"Và trong tổng số trên 90 triệu thuê bao hiện nay, chỉ có 19 triệu thuê bao dùng 3G".

"Vì vậy, việc tăng giá cước 3G là việc bình thường trong cơ chế thị trường đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, đồng thời cũng là đóng góp cho đất nước".

"Các doanh nghiệp viễn thông hiện là nhóm đối tượng đóng góp nhiều cho đất nước, như năm 2012 VNPT đóng góp 7.300 tỷ đồng, Viettel là 11.300 tỷ đồng".

"Việc tăng giá như hiện nay cần được người tiêu dùng chia sẻ” - Bộ trưởng Son phân tích.

Nhiều ĐB cũng quan tâm đến việc tăng giá cước và quá nhiều sim rác sẽ ảnh hưởng tới các dịch vụ gọi miễn phí (OTT) như hiện nay.

Để làm rõ câu hỏi này, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cho rằng, OTT đang lợi dụng mạng viễn thông của ta để kinh doanh dịch vụ.

Nhà nước không có chủ trương ngăn cản OTT nên người dân vẫn dùng OTT để gọi quốc tế, nội hạt và gửi dữ liệu.

“Chúng ta chấp nhận đây là sự phát triển mới của khoa học kỹ thuật, chấp nhận cuộc chơi để từng bước quản lý”.

Để hạn chế những bất cập mà nhiều ĐB vừa nêu, người đứng đầu ngành truyền thông cho hay, Bộ TT&TT đang xây dựng văn bản để quản lý OTT vào Việt Nam, để các nhà kinh doanh OTT cùng chia sẻ với hạ tầng mạng của Việt Nam, chia sẻ thu nhập với các nhà mạng viễn thông trong thời gian tới.

Đồng thời, đến 2015, sẽ ứng dụng 4G vào Việt Nam. Bộ TT&TT đã cấp phép cho một số doanh nghiệp thử nghiệm dịch vụ này.


Tăng cước 3G và tình trạng sử dụng sim rác tràn lan thu hút sự quan tâm của nhiều ĐBQH.

Ngoài ra, theo Bộ trường Son, nhằm hạn chế sim rác nhiều như hiện nay, thời gian tới sẽ có quy định mỗi chiếc sim sẽ được tách rõ hai phần gồm tiền phí thẻ và tiền gọi riêng. Người tiêu dùng muốn mua sim phải có danh tính (chứng minh thư) và mua thẻ cào thì mới gọi được. Lúc đó không có tiền khuyến mại như hiện nay.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Bộ NN-PTNT đứng đầu về chỉ số cải cách công vụ

Với số điểm đạt 94,4%, Bộ NN-PTNT đứng đầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ về chỉ số cải cách chế độ công vụ trong bảng xếp hạng PAR Index 2023.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hậu Giang được phân bổ 200 tỷ đồng xử lý sạt lở bờ sông

Tỉnh Hậu Giang đang tập trung đẩy nhanh tiến độ hai dự án xử lý sạt lở đất, làm kè chống sạt lở bờ sông với tổng vốn đầu tư 200 tỷ đồng.