| Hotline: 0983.970.780

Tăng hiệu suất sử dụng phân bón

Thứ Sáu 12/07/2013 , 10:51 (GMT+7)

Theo các nghiên cứu, hiện nay hiệu suất sử dụng phân bón ở nước ta hiệu quả khá thấp, với đạm là 30 - 45%, lân 40 - 45% và kali 40 - 50%.

Theo các nghiên cứu, hiện nay hiệu suất sử dụng phân bón ở nước ta hiệu quả khá thấp, với đạm là 30 - 45%, lân 40 - 45% và kali 40 - 50%. Sử dụng phân bón không hiệu quả làm gia tăng chi phí SX, giảm lợi nhuận và gia tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường.

Giảm lượng phân bón mà vẫn giữ nguyên năng suất cây trồng là công việc nhằm làm trong sạch môi trường sống, tăng giá trị nông sản hướng đến SX nông nghiệp sạch, bền vững.

Sử dụng phân bón phù hợp: Không đơn giản

Việc bón phân cho cây cần phải phụ thuộc nhiều yếu tố như tình trạng cây, môi trường khi bón, bản chất của từng loại phân. Như GS.TS Nguyễn Bảo Vệ, Trường ĐH Cần Thơ ví von việc cung cấp phân bón cho cây cũng giống như việc ăn của con người.

Cây trồng phải được cung cấp một cách đầy đủ tất cả các dưỡng chất đa cũng như trung, vi lượng thì mới có thể sinh trưởng và phát triển tốt. Cần xác định rõ dưỡng chất cây trồng đang thiếu để bổ sung cho phù hợp, tránh việc bón các loại phân không cần thiết sẽ dẫn đến việc dư thừa, lãng phí.

Một điểm cần lưu ý thêm là rễ hoặc lá của cây khi bị tổn thương thì sẽ giảm khả năng hấp thụ phân một cách rõ rệt, nếu bộ phận này của cây đang bị bệnh thì cần ưu tiên xử lý dứt điểm tình trạng này trước khi bón phân.

Môi trường xung quanh như đất, nước, thời tiết cũng là một trong các yếu tố quyết định đến thời điểm, cách thức bón phân. Vì cây trồng cần ánh sáng để quang hợp, chuyển đổi các chất vô cơ thành dạng hữu cơ nên các trao đổi chất chỉ xảy ra mạnh mẽ khi trời nắng, do đó cần hạn chế việc bón phân vào những ngày trời âm u.

Ngược lại ở vụ HT nhiệt độ ngoài trời lên đến 36 - 37 độ C, nhiệt độ trong nước là 41 độ  C, cây trồng bị stress nhiệt thì khả năng hút dưỡng chất của cây cũng giảm đáng kể. Thời điểm thích hợp nhất cho bón phân là vào các buổi sáng trời nắng, nhiệt độ khoảng 32oC.

Theo TS. Chu Văn Hách, Viện Lúa ĐBSCL, việc bón phân phải áp dụng theo quy tắc “6 đúng”. Ngoài “4 đúng” của sử dụng thuốc BVTV là đúng loại, đúng liều lượng, đúng phương pháp và đúng thời điểm thì còn “2 đúng” cần thực hiện là đúng mùa vụ và đúng loại đất.

Ở vụ ĐX với thời tiết thuận lợi, không có mưa bão, lượng nước tưới dồi dào, đây là mùa vụ có năng suất cao nhất cả năm, cần tăng lượng sử dụng của phân đạm. Ngược lại thời điểm vụ HT do khan hiếm về nước gây khó khăn trong việc ém phèn thì cần tăng lượng phân lân và giảm phân đạm.

Đối với loại đất phèn, ngay sau khi cho phân bón xuống, các độc tố như sắt, nhôm trong đất sẽ kết hợp với các phân tử lân, làm cho lân từ dạng hữu hiệu trở nên vô hiệu, cây trồng không thể sử dụng được.

Ngoài ra trên đất mặn có độ pH cao, đạm dễ bị chuyển thành amonium bay hơi gây thất thoát lớn. Việc xử lý đất bằng các biện pháp cải tạo như ém phèn, rửa mặn trước khi bón phân được xem là then chốt để sử dụng phân bón có hiệu quả.

Phân bón hiệu suất cao

Việc phối trộn phân đơn để sử dụng như phần lớn nông dân trồng lúa có ưu điểm là chi phí cho phân bón sẽ thấp. Tuy nhiên lại có nhược điểm rất lớn là phối trộn không đều và tỉ lệ các loại phân có thể không hợp lý.

Do ngoài các loại đa lượng thì các trung và vi lượng cũng rất cần thiết cho cây cần được cung cấp với liều lượng rất nhỏ nên việc phối trộn là không hề đơn giản và chỉ có thể thực hiện tốt với các nông dân có kinh nghiệm lâu năm và tay nghề cao.

Các công ty phân bón cũng đã đưa ra thị trường các loại phân chuyên dụng cho từng loại cây phần nào giải quyết được vấn đề này. Nổi bật trong đó có thể kể đến là Đầu trâu TE + Agrotain Lúa 1 và Lúa 2 đem lại hiệu quả cao và được đông đảo bà con tin dùng. Nhiều nông dân trước đây dùng phân đơn cũng chuyển qua sử dụng phân chuyên dùng do hiệu quả đem lại vượt trội hơn.

Đối với phân đạm, thất thoát lớn nhất là qua con đường bốc hơi, cách hiệu quả nhất để giảm việc mất phân này là bón từng lượng nhỏ, nhiều lần và vùi phân sâu vào đấy. Tuy nhiên phương pháp có hạn chế là rất mất thời gian và công sức. Với phân đạm và bay hơi thì phân lân lại gặp hiện tượng bị cố định bởi các độc tố sắt, nhôm trong đất dẫn đến cây trồng không thể hấp thu được.

Nắm bắt được vấn đề này, Cty CP Phân bón Bình Điền đã cho ra đời loại phân đạm hạt vàng 46A+ có sử dụng hoạt chất agrotain và phân lân 46P+ có hoạt chất avail để bao bọc hạt phân nhằm làm hạn chế sự thất thoát. Đây là hai loại phân có hiệu quả sử dụng rất cao, lên đến 75 - 80%.

Theo thông tin mới nhận được thì hiện Cty đang nghiên cứu sử dụng cả hai hợp chất này vào trong một loại sản phẩm, hứa hẹn cho ra đời phân bón “2 trong 1” hiệu suất cao trong thời gian sắp tới.

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm