| Hotline: 0983.970.780

Tăng lương, DN chịu đựng đến đâu?

Thứ Tư 29/08/2012 , 10:11 (GMT+7)

Ngày 27/8, Bộ LĐ-TB&XH tổ chức hội nghị lấy ý kiến phương án điều chỉnh mức lương tối thiểu (LTT) của lao động trong DN năm 2013. Hai phương án lương mà Bộ đưa ra được các chuyên gia mổ xẻ để làm rõ những bất cập, tạo thuận lợi khi áp dụng.

Ngày 27/8, Bộ LĐ-TB&XH tổ chức hội nghị lấy ý kiến phương án điều chỉnh mức lương tối thiểu (LTT) của lao động trong DN năm 2013. Hai phương án lương mà Bộ đưa ra được các chuyên gia mổ xẻ để làm rõ những bất cập, tạo thuận lợi khi áp dụng.


Công nhân trong các KCN, KCX "mở mặt" khi LTT tăng

Tăng lương để "dò" DN

Theo ông Phạm Minh Huân, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, Bộ đã lường trước việc điều chỉnh lương tối thiểu (LTT) chắc chắn gặp khó khăn bởi đây là vấn đề nhạy cảm có liên quan đến người lao động và DN. Tuy nhiên, LTT theo vùng chỉ đáp ứng khoảng 57- 63% so với nhu cầu sống tối thiểu của người lao động. Mặt khác, dự kiến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả năm sẽ tăng khoảng 7-8% nên việc tăng LTT là thật cần thiết. Ngoài ra, lần thay đổi mức LTT này cũng nhằm xem khả năng chịu đựng của DN đến đâu?Bổ sung cho tính ưu điểm của việc tăng LTT, ông Hoàng Minh Hào, Phó Vụ trưởng Vụ Lao động- tiền lương, Bộ LĐ-TB&XH cho hay, khi tiến hành điều tra 1700 DN cho thấy, 94% DN đã áp dụng LTT bằng hoặc cao hơn quy định của nhà nước dù đã có gần 27.000 DN giải thể, ngừng hoạt động trên 260.000 DN đăng ký bảo hiểm thất nghiệp; 225.000 người đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp, từ đầu năm đến nay. Tuy nhiên, tăng LTT vùng chỉ ảnh hưởng chủ yếu đến chi phí đóng BHXH, BHYT, trợ cấp thất nghiệp và chi phí này chỉ chiếm khoảng 1-1,2% tổng chi phí SX của DN

- Phương án 1: Vùng 1 tăng từ 2 triệu đồng/tháng lên 2,7 triệu, vùng 2 từ 1,78 triệu đồng lên 2,4 triệu, vùng 3 tăng từ 1,55 triệu đồng lên 2,13 triệu và vùng 4 tăng từ 1,4 triệu đồng lên 1,93 triệu.

- Phương án 2: Vùng 1 là 2,5 triệu đồng, vùng 2 là 2,25 triệu, vùng 3 là 1,95 triệu và vùng 4 là 1,8 triệu.

Cũng theo đại diện Bộ, dự kiến tháng 10/2012, Chính phủ sẽ công bố điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trong DN và thực hiện từ ngày 1/1/2013. Tuy nhiên, nếu tình hình DN 6 tháng cuối năm 2012 vẫn gặp nhiều khó khăn thì sẽ lùi thời gian thực hiện từ 3-6 tháng nhằm chia sẻ khó khăn của các DN. Trường hợp địa phương có đề xuất điều chỉnh vùng thì Sở LĐ-TB&XH phối hợp Tổng Liên đoàn lao động tổ chức trao đổi với BQL KCX, KCN (nếu có), các Hiệp hội nghề nghiệp, DN trên địa bàn đó rồi tổng hợp ý kiến để UBND tỉnh đó trình Chính phủ xem xét.

Cần chia sẻ khó khăn

“Trong điều kiện kinh tế khó khăn như hiện nay thì LTT sẽ khiến cho nhiều DN phá sản hơn, sẽ tác động xấu tới việc làm và ổn định an sinh xã hội” là lo ngại của ông Phạm Gia Túc, Phó chủ tịch Phòng thương mại và công nghiệp VN (VCCI). Theo ông, việc điều chỉnh mức LTT vùng trong các loại hình DN nằm trong lộ trình đã được xác định. Tuy nhiên, ở nhiều nước trên thế giới, điều chỉnh LTT gắn liền tới hiệu quả SXKD của một số ngành kinh tế chủ chốt, xương sống của nền kinh tế. 

Và khi điều chỉnh LTT cần có sự chia sẻ khó khăn giữa DN và người lao động rồi mới đề ra mức khuyến cáo điều chỉnh lương hàng năm. Nhìn nhận từ góc độ người chủ sử dụng lao động, tiền LTT trả trong DN phải căn cứ vào năng lực, năng suất và thành quả lao động của cá nhân lao động đó. Họ coi LTT là một trong những bí quyết, bí mật trong chính sách quản trị nhân lực của DN.  Đồng thời duy trì quan hệ lao động hài hòa trong DN, hướng tới xây dựng chính sách tiền lương thông qua thỏa ước lao động tập thể tại DN đó… Với những khó khăn, bất cập mà DN đang gặp phải như trên, Phó chủ tịch VCCI chỉ rõ: LTT ở VN cần phải đạt 2 nguyên tắc: Nằm trong cách tính đến hiệu quả, lợi nhuận của DN; có sự đồng thuận giữa người sử dụng lao động, người lao động và nhà nước đóng vai trò trung gian. Bộ LĐ-TB&XH nên lùi thời điểm thực hiện điều chỉnh mức LTT vùng trong các loại hình DN muộn hơn phương án đang xây dựng là tháng 1/2013.

TS Nguyễn Thị Lan Hương, Viện trưởng Viện Khoa học LĐ&XH phân tích: LTT theo vùng được xác định trên giá trị của các mặt hàng lương thực thực phẩm mang lại 2.300 kcal/ngày/người; chi phí nuôi con bằng 1,7 lần so với người lớn.

Không đồng tình với quan điểm của đại diện VCCI, ông Trần Anh Tuấn, đại diện Tổng Liên đoàn Lao động VN cho hay, việc điều chỉnh LTT chỉ làm tăng chi phí tính đóng BHXH, BHTN của nhóm lao động giản đơn nên không ảnh hưởng nhiều đến chi phí của DN. Bởi theo khảo sát mới đây của tổng liên đoàn, phần lớn DN trả lương thực cao hơn LTT bằng hình thức là các khoản phụ cấp, trợ cấp bổ sung để lao động có thu nhập bình quân từ 3-3,5 triệu đồng/người/tháng. 

Tuy nhiên, mức thu nhập đó chỉ đáp ứng 60% nhu cầu sống tối thiểu hiện nay của người lao động. Đại diện Tổng LĐLĐ kiến nghị, nên lựa chọn phương án 1 về điều chỉnh LTT: Vùng 1: 2,7 triệu đồng/tháng/người; Vùng 2: 2,4 triệu đồng/tháng/người; Vùng 3: 2,130 triệu đồng/tháng/người; Vùng 4: 1,930 triệu đồng/tháng/người.

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Nhãn, vải ra hoa ít, ong nuôi ‘đói’ mật, nông dân thất thu

Vụ mật ong xuân năm nay chỉ có 40% số hộ nuôi ong mật nội rừng ở Kinh Môn (Hải Dương) thu được mật, sản lượng giảm so với vụ xuân trước.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Ngành than chủ động chống sạt lở bãi thải mùa mưa bão

QUẢNG NINH Gần đến mùa mưa bão, nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho các hộ dân sinh sống gần khu vực bãi thải mỏ luôn được ngành than và tỉnh Quảng Ninh quan tâm, chú trọng.

Bình luận mới nhất