| Hotline: 0983.970.780

Tang thương Suối Sập

Thứ Hai 19/12/2011 , 08:53 (GMT+7)

Sau 2 ngày tìm kiếm tích cực, 5/8 nạn nhân trong vụ chết ngạt tại công trình thuỷ điện Suối Sập I (huyện Bắc Yên, Sơn La) đã tìm thấy xác. Nguyên nhân ban đầu được xác định do chập điện làm bảng điều khiển mở cống dẫn nước vào tua bin tự động ngừng hoạt động…

Tang thương Suối Sập  

*Đến cuối giờ chiều qua đã tìm thấy 5/8 xác nạn nhân

Sau 2 ngày tìm kiếm tích cực, 5/8 nạn nhân trong vụ chết ngạt tại công trình thuỷ điện Suối Sập I (huyện Bắc Yên, Sơn La) đã tìm thấy xác. Nguyên nhân ban đầu được xác định do chập điện làm bảng điều khỉên mở cống dẫn nước vào tua bin tự động ngừng hoạt động…

Cụ thể, sáng 17/12 đã xảy ra vụ tai nạn tại công trường thi công thủy điện Suối Sập làm chết 8 công nhân đang thi công tại khu vực lắp ráp tuabin của nhà máy. Được biết 8 công nhân tử nạn gồm: 4 người quê ở huyện Phù Yên (Sơn La), 2 nạn nhân quê ở Nam Định và 2 nạn nhân quê ở Nghệ An.

Vào thời điểm xảy ra tai nạn, nhiều công nhân đang thi công tại khu vực lắp ráp tuabin của nhà máy thì van xả nước hồ bị vỡ. Hàng chục công nhân đã bị nước cuốn vào đường hầm (cống) dẫn nước làm nhiều người bị chết ngạt, chỉ khoảng 10 công nhân đã chạy thoát.

Công trình Thủy điện Suối Sập 1 do Công ty tư nhân Xuân Thiện thi công từ năm 2009, nằm cách thành phố Sơn La khoảng 70km, thuộc địa bàn vùng cao giáp với huyện Mù Cang Chải của tỉnh Yên Bái. Công trình do doanh nghiệp Xuân Thiện đầu tư xây dựng tại xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên, Sơn La và đang vào giai đoạn hoàn thiện.

Tai nạn kinh hoàng sáng ngày 17/12 đã xảy ra ngay đầu giờ làm việc buổi sáng. Kíp làm việc trong đường ống dẫn nước về tua bin của nhà máy đã bất ngờ bị cả ngàn m3 nước trong lòng hồ thuỷ điện ập vào, cuốn phăng 8 người thợ vào sâu trong lòng đường ống dẫn. Ngay khi sự việc được phát hiện, cống dẫn dòng đã được đóng lại nhưng quá trình bơm hút nước trong lòng đường ống và tìm kiếm xác nạn nhân đã diễn ra suốt 2 ngày qua mà chưa thể kết thúc.

Sau cả tiếng đồng hồ đánh vật với vài chục cây số đường cấp phối từ xã Tà Xùa, chúng tôi cũng đã có mặt tại công trường thuỷ điện Suối Sập I khi chiếc xe chở xác nạn nhân Phạm Văn Tiến, quê ở Hùng Xuân, Hùng Nguyên, Nghệ An chuẩn bị rời công trường. Anh Trịnh Văn Hoàng, công nhân lán xây dựng số 2, chỉ vào vào con đường ống dẫn nước sơn đỏ lòm, lau nước mắt, kể lại: Sáng qua (17/12), chúng em vào ca sáng được một lát thì được thông báo dừng công việc để đi cứu nạn số công nhân đang thi công gặp nạn. Lúc ấy, em qúa bàng hoàng vì trong đó có cả những bạn thân, đồng hương người Nghệ An của mình. Mới tối hôm trước gặp nhau, anh Tiến còn gặp bạn bè, hẹn tết nay về quê ăn tết. Thế mà giờ đã âm dương cách biệt.

Ông Phạm Văn Phúc, bố đẻ của nạn nhân Phạm Văn Tiến vừa ở quê ra tận Sơn La nhận xác con trai, nói trong tiềng nấc đứt quãng: Nó rời quê hương đi làm việc cho doanh nghiệp Xuân Thiện này đã mấy năm rồi. Thỉnh thoảng nó vẫn điện về, bảo tôi ở nhà cố giữ gìn sức khoẻ, nó sẽ gửi tiền về để tôi có thêm khoản chi tiêu lúc tuổi già. Vậy mà giờ đây nó đã bỏ chúng tôi lại, ra đi trong cảnh chua xót thế này. 

Đến cuối giờ chiều ngày 18/12, tức là sau một ngày xảy vụ tai nạn kinh hoàng cả trăm công nhân trên công trường đang mệt mỏi, ủ rũ sau 2 ngày tìm kiếm, ngóng đợi các nạn nhân chưa tìm thấy xác. Bất chợt họ lại xôn xao khi thấy một xác nạn nhân mới được đưa ra, đó là anh Ngô Bá Chiến, quê ở Nam Định. Xác anh Chiến bị nhàu nát, lột nhiều mảng da, trầy xước khắp cơ thể có lẽ do bị nước cuốn và va đập quá mạnh…

Những tiếng khóc bất chợt nấc lên. Đây là cái xác thứ 5 trong tổng số 8 người xấu số trong vụ tai nạn. Một người phụ nữ lê lết đến bên cái xác vừa chắp tay vái, vừa cầu nguyện nạn nhân phù hộ cho gia đình chị tìm thấy xác người thân vẫn còn mắc kẹt trong đường ống dẫn.

Trước lúc rời công trường thuỷ điện Suối Sập, tôi vẫn thấy hàng chục người đang ngóng chờ ngay dưới chân đập, bên những quan tài vẫn để trống vì chưa tìm thấy xác cùng nghi ngút khói hương. Họ là những người thân, người bạn, đồng nghiệp của các nạn nhân còn mắc kẹt trong đường ống.

BOX

Ông Hoàng Văn Nhân ở bản Lìn, Phù Yên, Sơn La, bảo: Cháu tôi là thằng Châu vẫn còn trong đó. Nó là nguồn sống, là niềm an ủi của gia đình tôi. Chưa thấy xác nó, tôi có chết cũng chẳng an lòng.

Dương Loan

ảnh: Vẫn còn những chiếc quan tài để ngỏ bên công trường thuỷ điện Suối Sập I

ảnh: Những cái xác không còn nguyên vẹn.

 

M:\2011\thang-12\18\kieuthien1967@yahoo.com.vn\20-02-30_IMG_0348.JPG18122011203246.JPG

IMG_3739.JPG18122011203247.JPG

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm