| Hotline: 0983.970.780

Tang tóc bao trùm miền quê Vĩnh Sơn

Thứ Hai 26/01/2015 , 06:30 (GMT+7)

Đêm xuống gió rít từng cơn, con đường đất dẫn vào xóm 9, xã Vĩnh Sơn (Anh Sơn, Nghệ An) dường như gập ghềnh hơn thường lệ. Dọc đường đi, mọi người không ngừng xôn xao, bàn tán về vụ tai nạn nghiêm trọng vừa mới xảy ra./ Tai nạn thảm khốc, 9 người chết, 5 người nguy kịch

Trong số những nạn nhân có mặt trên chuyến xe định mệnh chiều 24/1 có vợ chồng ông Đường Văn Quảng và bà Nguyễn Thị Thùy (cùng 51 tuổi); ông Đường Văn Trung (57 tuổi, anh trai ông Quảng); bà Đường Thị Phùng (65 tuổi, chị ruột ông Quảng); anh Đường Văn Sơn (37 tuổi, cháu ruột ông Quảng); chị Nguyễn Thị Cường (em vợ ông Quảng); ông Nguyễn Đình Kỷ (62 tuổi, anh vợ ông Quảng).

Được biết, vợ chồng ông Quảng sinh được 2 người con, trong đó chị Đường Thị Minh (25 tuổi, làm việc ở Hà Nội) là con gái út. Trong thời gian đi làm, chị Minh quen anh Quyên (quê ở Quảng Ninh), sau một thời gian tìm hiểu, hai người tính đến chuyện kết hôn và nhận được sự chấp thuận của hai bên nội ngoại.

Một tháng trước, gia đình ông Quảng đã tổ chức xong xuôi đám cưới tại quê nhà, đến sáng 24/1, ông thống nhất với anh em họ hàng thuê chiếc xe 16 chỗ để di chuyển ra TP Quảng Ninh dự tiệc mừng tại nhà trai. Ai ngờ chuyến xe định mệnh này để lại nỗi đau đến tận cùng…

Mặc cho giá lạnh, sương mù giăng kín trong màn đêm rét mướt, toàn bộ người dân xã Vĩnh Sơn suốt đêm không thể chợp mắt, tình làng nghĩa xóm là vậy trước nỗi đau quá lớn mà đại gia đình ông Quảng gánh chịu. Chốc chốc trong đêm tối vang lên những tiếng khóc ai oán thương cho thân phận người xấu số, làng quê u ám, não nề.

1h sáng, 2 chiếc xe chở những cỗ quan tài lầm lũi về đến xã Vĩnh Sơn rồi nhanh chóng được khiêng xuống đặt cạnh nhau dưới chân đồi đã dựng sẵn rạp từ trước. Xe đi đến đâu người dân quây kín đến đó, xung quanh con cháu, họ hàng nằm rạp cả xuống, hàng loạt tiếng gào thét vang lên đánh thức màn đêm rét mướt, chốc chốc xen lẫn những tiếng thở dài thườn thượt não nề. Anh Đường Văn Bình (cháu ông Quảng) nấc không thành tiếng: “Khi mọi người đi còn cười nói vui vẻ, giờ nằm xuống giữa đất lạnh chú mự ơi".

Nhà của ông Quảng nằm ngay sát vách gia đình người anh trai Đường Văn Trung và cháu là Đường Văn Sơn nên nỗi đau càng nhân lên gấp bội. Người chồng hết mực thương yêu vợ con đã vĩnh viễn ra đi mà không kịp một lời trăn trối khiến cho chị Lê Thị Cẩm (32 tuổi, vợ của anh Đường Văn Sơn) như phát điên, nước mắt chị tuôn ra không ngớt, ghì chặt 2 con nhỏ vào lòng, phải gắng lắm chị mới thều thào được vài lời ngắn ngủn: “Sao anh nỡ bỏ gia đình mà đi, anh hứa sẽ mua quà về cho chúng nó mà giờ không trở về nữa anh ơi…”.

Ở góc nhà, bà Nguyễn Thị Hà (mẹ anh Sơn) đờ đẫn thất thần, quần áo xộc xệch, tóc tai rũ rượi, nhìn bà già hơn nhiều so với cái tuổi 60. Ai nói gì bà cũng mặc kệ, khuyên gì bà cũng không nghe, chứng kiến cảnh tượng lá vàng ngồi khóc lá xanh không ai cầm được lòng mình.

Mờ sáng 25/1, bà con xóm 9, xã Vĩnh Sơn đã tất bật chuẩn bị mọi công đoạn để tiễn đưa người xấu số về với cõi vĩnh hằng. Con đường đất sỏi lởm chởm nhìn đâu cũng thấy cờ trắng và tiền vàng. Tiếng mẹ già khóc con, tiếng vợ í ới gọi chồng, tiếng con khóc cha thảm thiết vang lên cả một vùng.

Danh sách 9 nạn nhân tử vong:

1. Ông Đường Văn Quảng, xóm 9, xã Vĩnh Sơn

2. Bà Nguyễn Thị Thùy, vợ ông Quảng

3. Bà Đường Thị Phùng, chị gái ông Quảng

4. Anh Đường Văn Trung, em ruột ông Quảng

5. Cháu Đường Văn Sơn, cháu nội ông Quảng

6. Anh Nguyễn Đình Kỷ, anh trai bà Thùy

7. Chị Nguyễn Thị Hường, em gái bà Thùy

8. Võ Đức Vinh (chủ xe)

9. Nguyễn Hữu Duyên (tài xế)

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm